logo

Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu (chi tiết)


Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 


PHẦN 1: TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Câu 1 (trang 59 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Nguyễn Đình Chiểu vốn xuất thân từ một gia đình nhà Nho, sống vào thế kỷ 19 (sinh năm 1822 và mất năm 1888), quê cha tại Huế, quê mẹ ở Gia Định.

+ Cuộc đời của ông đã từng thi đỗ tú tài vào năm 1843, đến 1846, ông ra Huế học

+ năm 1843, đỗ tú tài

+ 1846, NĐC ra Huế học nhưng đột ngột hay tin mẹ mất, ông bỏ thi về Nam chịu tang, đường về Nam trắc trở bệnh đau mắt khiến ông bị mù.

+ Sau tang mẹ, cùng với đôi mắt bị mù, ông mở trường dạy học, bốc thuốc cứu người, làm thơ ở Gia Định

+ 1859, giặc Pháp đánh vào Gia Định, ông vẫn kiên trung cùng bàn mưu đánh giặc và sáng tác thơ cổ động tinh thần mạnh mẽ cho đất nước và về Bến Tre.

- Cảm nhận về cuộc đời nhà thơ: NĐC không may mắn khi chịu nhiều đau thương gia đình, lại bị mù mắt, công danh dang dở nhưng không khuất phục trước số phận khó khăn, ông là một tấm gương sáng đẹp về nhân cách, đức tính cao đẹp, lòng yêu nước thương dân, tài năng y học và thơ ca, nghị lực và ý chí

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Về Nguyễn Đình Chiểu:

- Lí tưởng đạo đức được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm về lòng yêu nước, căm thù giặc và lòng nhân nghĩa thương dân.

+ Nhân: lòng thương yêu con người, dùng tri thức của mình truyền cho các thế hệ sau, bốc thuốc cứu người, sẵn sàng cứu giúp những con người khốn khó trong cơn hoạn nạn.

+ Nghĩa: là tình nghĩa, là tình thương, là thiện cảm giữa người với người.

+ Đạo lí làm người cũng như thân thế xuất thân của ông đều mang tinh thần Nho gia, đồng thời cũng không hề phai nhạt nét truyền thống và tính nhân dân trong tư tưởng

+ Mẫu người lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu hướng đến trong sáng tác của mình là Lục Vân Tiên - con người chính trực, ngay thẳng, thủy chung, nhân hậu, con người vĩ đại với đất nước, với nhân gian, dám đấu tranh, luôn có tâm thế cứu độ nhân thế dù cho hoàn cảnh bất hạnh khốn khó.

- Lòng yêu nước, thương dân trong thơ Nguyễn Đình Chiểu

+ Thơ văn chống Pháp của ông là những nét bút chân thực về một thời đại đau thương của đất nước, tố cáo tội ác kẻ thù: Chạy giặc (cảnh khốn khó tang thương của nhân dân khi giặc đến), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (những cái chết),...

+ Như đã từng nhắc đến trong tiểu sử NĐC, ta biết ông sáng tác thơ cổ vũ tinh thần nhân dân, cổ vũ ý chí kháng chiến, khích lệ lòng căm thù giặc

+ Biểu dương các anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu vì đất nước: Văn tế Trương Định, Kì Nhân Sư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp, các chiến sĩ ngã xuống trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Nghệ thuật thơ văn đậm dấu ấn màu sắc Nam Bộ:

+ Từ ngữ: các câu văn như lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, thơ mà như kể

+ Hình ảnh: con người trong thơ đều là hình ảnh phản chiếu của con người Nam Bộ

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng lớn và vô cùng quan trọng của nho gia, cả Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi đều có những điều gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa: tất cả vì nhân dân

+ Nguyễn Trãi đã viết trong Bình ngô đại cáo rằng Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, cái nền cái gốc của tinh thần nhân nghĩa chính là yên lòng dân, vững đất nước. Đến Nguyền Đình Chiểu ta thấy phạm trù nhân nghĩa đã được mở rộng đến trong nhân dân, con dân nước Việt chứ không chỉ là sự yên bình trong đời sống nhân dân.

+ Với Nguyễn Đình Chiểu, nhân nghĩa phải là lòng yêu thương con người, thái độ và tinh thần sẵn sàng dạy học, tinh thần chữa bệnh cứu người trong hoạn nạn khó khăn, nhân nghĩa cũng là sợi dây níu giữ sự tốt đẹp giữa con người với con người trong mọi hoàn cảnh.

- Như vậy ta thấy “nhân nghĩa” đã rộng hơn khi đặt trong hệ tư tưởng của nguyễn Đình Chiểu


Luyện tập

- Đã học về một số tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta cũng phải gật đầu trước nhận định của Xuân Diệu, nó đã khái quát rất rõ về tình cảm, tấm lòng Nguyễn Đình Chiểu đối với cốt lõi của nhân nghĩa – nhân dân.

+ Cái trắc trở luôn gây khúc mắc trong NĐC chính là lòng yêu nước thương dân, ông luôn lo nghĩ về điều này.

+ Ông không bao giờ có thái độ chê bai hay ghét bỏ khi viết về nhân dân, nhân dân trong lòng ông luôn được bao bọc bằng tấm lòng nhiệt thành, trân trọng và nâng niu nhất.

+ Nhân dân được hiện lên nhiều nhất trong thơ Nguyễn Đình Chiểu là những con người Nam Bộ, họ có một vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc, nét bút của ông chẳng bao giờ thiếu được hình ảnh của những con người này.

- Nguyễn Đinh Chiểu luôn ưu ái dành cho nhân dân, con người Nam bộ một sự kính mến trong lòng, trong từng tác phẩm, ông vẫn mãi ca ngợi tinh thân yêu nước sâu sắc và nồng cháy trong họ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác