logo

Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2. Tác phẩm (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để thấy được những nét nổi bật trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu đồng thời hiểu hơn nội dung tư tưởng nhân văn mà ông gửi gắm qua tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.


Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết

Soạn văn 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2. Tác phẩm


PHẦN 2: TÁC PHẨM

Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Giống như bố cục chung của các bài văn tế, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng có cấu trúc cơ bản: Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.

- Lung khởi (từ đầu … tiếng vang như mõ): cảm tưởng chung về cuộc đời những người chiến sĩ Cần Giuộc.

- Thích thực (từ Nhớ linh xưa ... tàu đồng súng nổ): hồi tưởng cuộc đời và chiến công từng ghi danh của những người nghĩa sĩ.

- Ai vãn (từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng … cơn bóng xế dật dờ trước ngõ) : tiếng than của tác giả, thương tiếc các nghĩa sĩ đã mất và người thân của họ.

- Kết (còn lại) : người đứng tế mang một tình cảm xót thương với linh hồn người chết

Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Hình ảnh của người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế:

- Xuất thân:

+ những người nông dân chăm chỉ côi cút làm ăn quanh năm, dung dị hiền lành, những nét đặc tả chân thực và sống động nổi bật lên cuộc sống giản dị, khát vọng trong sáng của người dân cày vất vả.

+ Hồ Chí Minh quan niệm công nhân là lãnh đạo cách mạng, mà nông dân là nguồn gốc của công nhân. Nguyễn Đình Chiểu đã có một tư tưởng tiến bộ khi nhấn mạnh nguồn gốc nông dân của những nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong nền văn học trung đại bấy giờ người ta thường ngợi ca những anh hùng xuất thân là quan tử, nho sĩ mà quên mất đề cao cái gốc yêu nước là người nông dân

+ Người nông dân nghĩa sĩ bước vào văn học không còn là những người mẹ người cha cần cù nuôi con đi học, họ là các anh hùng, nhà thơ dạo những nốt đầu tiên nâng tầm hình tượng người nông dân nghĩa sĩ

- Phẩm chất:

+ Những người nông dân Nam bộ chăm chỉ cần mẫn, chất phác giản dị, ngôn ngữ mộc mạc

+ Họ có một niềm căm thù giặc sâu sắc luôn nung nấu trong tim, đặc biệt khi giặc đến họ sẵn sàng cầm giáo đánh giặc

+ Những con người đầy đức tính cao đẹp, có ý thức tự tôn dân tộc, yêu nước lại thêm tinh thần mến điều nhân nghĩa, mến nghĩa khí nên tinh thần đánh giặc vô cùng cao

- Giá trị nghệ thuật

+ Xây dựng hình ảnh nhân vật chân thực, đáng mến: con người nông dân nghĩa khí, người nông dân quen đất quen cây nay dũng cảm cầm lên cây mác sẵn sàng đón giặc.

+ Từ ngữ mộc mạc thể hiện được con người Cần Giuộc chất phác, đậm chất Nam Bộ.

+ Sử dụng các hình ảnh so sánh, động từ mạnh.

Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Viết nên bài văn tế này, Nguyễn Đình Chiểu có nhiều xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc, tựu chung lại là tiếng khóc bi tráng (bi tráng chứ không phải bi thương)

+ Là nỗi xót thương cho số phận và cái chết những người nông dân mộc mạc, vất vả

+ Cái chết của người trên chiến trận cũng là nỗi xót xa cho người thân họ nơi hậu phương, tiền tuyến

+ từ tình thương để thức tỉnh và kéo theo nỗi căm hận cho những tên giặc gây ra nghịch cảnh đau khổ này

- Tiếng khóc cho các nghĩa sĩ nông dân là tiếng khóc đau thương nhưng không chút bi lụy, bởi còn bao nhiêu tương lai phía trước, nhà thơ còn tràn đầy niềm tự hào, niềm kính phục và ngợi ca những người nông dân anh hùng dũng cảm đã chiến đấu vì dân tộc

Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Khó có thể nói một bài văn, bài thơ có được sức mạnh biểu cảm nếu không xuất phát từ những cảm xúc chân thật toát ra từ chính tâm hồn tác giả. Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng vậy, để có được sức biểu cảm thì ý thơ, giọng điệu, hình ảnh phải xuất phát từ tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

- Chúng ta thử phân tích một số câu tiêu biểu cho sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế:
"Đau đớn bấy! …dật dờ trước ngõ."  Sử dụng từ ngữ như tác giả đang trách than “đau đớn”, kết hợp với cái bóng dáng, cái hình ảnh xiêu vẹo thiếu sức sống “dật dờ”. Cái dật dờ đó có dễ dàng chi, có điểm tựa gì khi con ngõ thưa thớt không chỗ bám víu.

"Thà thác mà đặng câu địch khái, …. trôi theo dòng nước đổ."  Sự buông xuôi, buồn khi chấp nhận sự mất mát to lớn.


Luyện tập

- Giải thích:

Giáo sư Trần Văn Giàu đã nhận định: "Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay là vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục". Đây là một ý kiến xác đáng và hợp lý thời kỳ đầu kháng chiến chống pháp. Đó là quan niệm về truyền thống cao đẹp từ xa xửa xa xưa, truyền thống yêu nước, đánh giặc giữ nước. Cha ông ta nhìn trời ngay thẳng, hướng con tim về một nơi về một hướng. Hướng về chữ nhục và vinh. Vinh là đánh Tây, đánh kẻ xâm lược. Nhục thì hiển nhiên rồi, đó là cái cúi đầu trước giáo mác súng đạn kẻ thù, những kẻ cướp nước. Sống sạch sẽ, yêu nước đánh giặc thì chết vẫn vinh, sống nhơ nhuốp, sống theo tây thì sống chỉ là sống nhục.

Lời lẽ thể hiện một sự rõ ràng, kiên quyết về quan niệm sống chết vinh nhục ngàn đời noi theo.

- Tại sao lại dẫn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc vào những lời nói này, hẳn là chúng giống nhau. Giống bởi Nguyễn Đình Chiểu rất sâu sắc để người nghe nghiệm ra những triết lí nhân sinh đáng quý:

+ Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ

+ Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ

+ Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu đầu Tây, ở với man di rất khổ.

+ Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện trả thù kia

- Gợi ý sau:

+ Sự liên quan giữa người nông dân nghĩa sĩ với nhân dân ta thời kỳ đầu kháng chiến Pháp về quan niệm về sống vinh – chết nhục

+ Người nông dân - những người nghèo khổ, chạy trời lo đất chăm lúa, cuộc sống cơm áo chật vật quẩn quanh. Điều này càng tôn lên tình yêu nước và lòng căm thù giặc cao độ mãnh liệt khi xung phong vào chiến trận tử thần.

+ tinh thần chiến đấu anh hùng và quả cảm.

+ Cái chết của họ là cái chết vinh, họ lựa chọn như vậy vì tình yêu nước, vì lũ giặc khôn manh. Thà chết chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh này có phần đúng. Thà chết còn hơn nỗi nhục mất nước, còn hơn cuộc sống kham khổ cúi mình.

+ Bài văn tế khắc họa hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ anh hùng, dũng cảm trong kháng chiến chống Pháp cũng như chống Mĩ. Cái chết chỉ là ngọn lửa nhen nhóm mạnh hơn sức mạnh dân tộc, ý chí tự do.


Tổng kết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Soạn văn 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2. Tác phẩm | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác