logo

Soạn bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 10 hay nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh tìm hiểu tác phẩm một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Soạn bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (chi tiết)


Tìm hiểu chung

1. Bố cục: 4 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “lẽ rằng nó cao lắm”): Rùa Vàng giúp vua An Dương Vương xây thành.

- Phần 2 (tiếp theo đến “bèn xin hòa”): Rùa Vàng tặng vua vuốt làm nỏ thần và âm mưu lấy cắp nỏ của Trọng Thủy.

- Phần 3 (tiếp theo đến “đi xuống biển”): Đất nước rơi vào tay Đà.

- Phần 4 (còn lại): Kết cục của Trọng Thủy và Mị Châu.

2. Tóm tắt

- Rùa vàng đã giúp vua An Dương Vương xây thành kiên cố, vững chắc sau nhiều lần vua xây lên rồi lại đổ. Ba năm Rùa Vàng ở lại giúp vua, ngày từ biệt, Rùa tặng vua một chiếc vuốt để làm nỏ thần đánh giặc ngoại xâm.

- Sau lần thất bại dưới nỏ thần khi sang xâm lược nước ta, ít lâu sau Đà sang cầu hôn. Trọng Thủy lấy Mị Châu – con gái An Dương Vương nhưng âm mưu lên kế hoạch lấy trộm nỏ thần.

- Nỏ thần rơi vào tay quân Đà, nước mất nhà tan, An Dương Vương cùng Mị Châu bỏ trốn. Ngồi sau ngựa, Mị Châu bứt lông ngỗng ở áo ra dấu cho Trọng Thủy. Rùa vàng hiện lên nói với An Dương Vương rằng kẻ ngồi sau chính là giặc. Vua liền lấy kiếm chém Mị Châu tại chỗ. Mị Châu chết, máu chảy xuống sông trai sò ăn được đều biến thành hạt châu.

- Trọng Thủy thương tiếc Mị Châu, sau lúc đi tắm tưởng hình bóng Mị Châu bèn lao đầu xuống giếng mà chết.


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:

- An Dương Vương xây thành nhưng đắp đến đâu lại lở ra đến đó

- Vua xây Loa Thành dưới sự giúp đỡ của Rùa Vàng

- Vua làm nỏ thần bằng vuốt của Rùa Vàng tặng trước khi từ biệt

- Nỏ thần giúp vua đánh đuổi được quân Đà xâm lược lần thứ nhất

- Lần thứ hai chủ quan, không biết nỏ thần đã mất và đất nước bị rơi vào tay Đà

- An Dương Vương cùng Mị Châu chạy chốn

- An Dương Vương lấy kiếm chém Mị Châu

- Rùa vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển

a. An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì:

Việc xây thành là vua muốn bảo vệ đất nước, lo lắng cho vận mệnh đất nước, sự an toàn của nhân dân chính vì ý nghĩa cao cả đó nên An Dương Vương được thần linh giúp đỡ, đồng lòng, tất cả đều là vì nước vì dân.

⇒ Dân gian muốn thể hiện cách đánh giá với nhà vua: dân chúng tỏ lòng biết ơn sâu sắc với công lao xây dựng, bảo vệ đất nước, xây thành kiên cố, chế tạo nỏ thẩn đánh giặc, bảo về đất nước của vua.

b. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện:

- Vua đồng ý đề nghị cầu hôn của Đà, chấp nhận Trọng Thủy lấy Mị Châu và để Trọng Thủy ở rể

- Khi quân Đà xâm lược lần 2, vua chủ quan, đến khi giặc đến sát thành mới nhận ra nỏ thần đã mất thì đã quá muộn. Vua chạy trốn cùng Mị Châu.

c. Nhân dân biểu hiện thái độ rằng:

- Thể hiện sự biết ơn của nhân dân khi vua xây được thành kiên cố và làm nỏ thần đánh giặc với sự giúp đỡ của Rùa Vàng

- Vua là người chính trực, trọng việc nước, việc dân, không màng tình thân ruột thịt nếu cứ là giặc thì giết

- Việc mất nước Âu Lạc một phần là do sự chủ quan, mất cảnh giác của An Dương Vương và Mị Châu.

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Cách đánh giá 1: Mị Châu là người sống tình cảm, do quá coi trọng tình cảm mà không hề suy nghĩ đến việc ích nước lợi dân.

- Cách đánh giá 2: Mị Châu làm theo ý chồng bởi lẽ theo quan niệm thời xưa người phụ nữ phải chịu tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, và một người phụ nữ thời xưa phải có đầy đủ công, dung, ngôn, hạnh.

⇒ Như vậy ta thấy, Mị Châu vừa đáng trách, vừa đáng thương bởi Mị Châu chỉ là nạn nhân nhưng lại bị lừa dối sau lưng. Thế nhưng đáng trách bởi đối với đất nước nàng lại lại tội đồ không thể tha thứ.

Câu 3 (trang 43 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Thái độ:

- Người xưa muốn bày tỏ thái độ thương cảm, xót xa đối với Mị Châu bởi không phải nàng mưu đồ bán nước hại dân mà chỉ bị người chồng xấu xa lợi dụng. Chính vì thế sau khi bị cha chém đầu, người đời để máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch để cảm thông với nàng.

- Bên cạnh đó hành động chém đầu của vua thể hiện lòng yêu tổ quốc tha thiết.

Lời nhắn nhủ:

- Người đời muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định to lớn, nghiêm trọng nào đó đặc biệt là trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa tình cảm gia đình và lợi ích của đất nước.

Câu 4 (trang 43 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”:

- Hình ảnh “ngọc trai”: máu của Mị Châu hóa thành ngọc trai như một minh chứng cho tấm lòng trong sáng, không có âm mưu hại cha, hại nước, hại dân của nàng.

- Hình ảnh “giếng nước”: là nơi Trọng Thủy gieo mình xuống mà chết đó là sự ân hận, hối lỗi của Trọng Thủy cũng như sự trừng phạt chính mình vì làm điều xấu.

⇒ “Ngọc trai càng rửa nước giếng thì ngọc trai càng sáng”. Khẳng định ở thế giới bên kia Trọng Thủy và Mị Châu đã tìm được lời hóa giải cho mối tình vợ chồng không trọn vẹn.

⇒ Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” là lời xót thương của người đời cho câu chuyện tính của Mị Châu và Trọng Thủy và đây là kết thúc hợp lí cho mối tình ngang trái này.

Câu 5 (trang 43 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Cốt lõi lịch sử:

- Vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa kiến cố, vững chắc.

- Quân Triệu Đà sang xâm lược nước ta và nước Âu Lạc rơi vào tay Đà.

Những chi tiết thần kì hóa:

- Rùa Vàng giúp vua xây thành, tạo nỏ thần

- Vua An Dương Vương được Rùa Vàng rẽ nước đi xuống biển

- Máu của Mị Châu biến thành ngọc trai

- Chi tiết “ngọc trai – giếng nước”


Luyện tập

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Cả hai ý kiến trên đều chưa chính xác toàn diện, mới chỉ nhìn từ một khía cạnh, bởi:

- Đối với nước Âu Lạc: Trọng Thủy là rể thế nhưng lại dối trá, bán đứng đất nước, lấy cắp nỏ thần đem về cho cha mình dẫn đến việc nước Âu Lạc bị rơi vào tay kẻ thù, nhân dân phải sống trong sự thống trị của quân giặc.

⇒ Chính vì thế, đối với Âu Lạc thì Trọng Thủy là kẻ phản bội, bán nước hại dân và đáng lên án.

- Đối với Mị Châu: tình yêu mà Trọng Thủy dành cho nàng là thật lòng và vô cùng sâu đậm. Sau khi gây ra tội lớn, để mất Mị Châu, Trọng Thủy vô cùng ân hận, luôn nhớ đến hình bóng của nàng nên đã gieo mình xuống giếng nước mà chết.

⇒ Trong tình yêu, Trọng Thủy là một kẻ bi thương.

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Vua An Dương Vương tự tay chém đầu người con gái duy nhất là Mị Châu cho thấy vua là người chính trực, là một vị vua đứng đầu một đất nước nên phải đặt lợi ích của tổ quốc lên hàng đầu.

- Thế nhưng người đời lại xây đền thờ An Dương Vương và am thờ Mị Châu cạnh nhau cho thấy đạo lí của nhân dân ta đó là sự yêu thương, bao dung, độ lượng, lòng nhân ái của nhân dân ta.

Câu 3 (trang 43 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Một số bài thơ viết về mối tình Mị Châu – Trọng Thủy:

“Lang quân tình trọng, phụ ân thâm

Bất bạch kỳ oan, hận đáo câm

Trường trảo vô linh quy diệc khứ

Minh châu hữu lệ bạng do trầm

Hoang bi cổ mộc thiên niên quốc

Bích hải thanh thiên nhất phiến tâm

Tịch mịch An Dương cung ngoại miếu

Đỗ quyên đề đoạn nguyệt âm âm.”

(Chu Mạnh Trinh)

Hay:

“Một đôi kẻ Việt người Tần

Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương

Vuốt rùa chàng đổi máy

Lông ngỗng thiếp đưa đường

Thề nguyền phu phụ

Lòng nhi nữ

Việc quân vương

Duyên nọ tình kia dở dở dang!

Nệm gấm vó câu

Trăm năm giọt lệ

Ngọc trai nước giếng

Nghìn thu khói nhang”

(“Mị Châu – Trọng Thủy” – Vân Thê)

Hoặc:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.”

(“Tâm sự” – Tố Hữu)

⇒ Sức sống lâu bền của truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”: người đời muốn nêu lên một bài học xương máu cho thế hệ sau đó là phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù, không được chủ quan trong mọi tình huống, bên cạnh đó còn là cách đối nhân xử thế giữa việc công và tư, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm với cộng đồng.


Tổng kết

Soạn bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (chi tiết) | Soạn văn 10 hay nhất


Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác