logo

Soạn bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy ngắn nhất. Với bản soạn văn 10 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Soạn bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy


Tìm hiểu chung

Soạn bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

1. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (“Vua An Dương Vương…bèn xin hòa”): An Dương Vương xây thành

- Đoạn 2: (“tiếp theo…đi xuống biển”): nỏ thần bị lấy cắp, An Dương Vương mất nước, kết cục bi thảm của hai cha con.

- Đoạn 3 (phần còn lại): Kết cục cay đắng của Trọng Thủy và hóa thân của Mị Châu Trọng Thủy sau khi chết

2. Tóm tắt:

An Dương Vương xây thành nhưng mãi không thành công cho đến khi có sự giúp đỡ của Rùa Vàng. Xây thành xong Rùa Vàng tặng nhà vua một chiếc móng để làm nỏ thần chống giặc. Sau đó công chúa Mị Châu, con gái An Dương Vương kết hôn với Trọng Thủy, con trai Triệu Đà – kẻ luôn lăm le xâm lược Âu Lạc. Sơ suất để bị lừa đánh cắp nỏ thần An Dương Vương mất nước. Thần Kim Quy kết tội Mị Châu là giặc. An Dương Vương chém Mị Châu rồi đi xuống biển. Trọng Thủy thương tiếc Mị Châu nhảy xuống giếng tự tử. Máu Mị Châu thành ngọc trai, rửa giếng nước đó thì sáng hơn.

Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai                                                                                                            


Hướng dẫn học bài

Câu 1 

Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:

- An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.

- Vua được thần Kim Quy giúp đỡ xây thành và chế nỏ thần

- Nhờ có nỏ thần vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.

- Lần thứ hai Triệu đà xâm lược, vua chủ quan và bị mất nước.

- Vua và Mị Châu bỏ chạy, Vua chém Mị Châu và đi xuống biển.

a. An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì:

- An Dương Vương là người đại diện cho nhân dân, xây thành vì lợi ích của nhân dân

- Thần linh đứng về phía An Dương Vương cho thấy thần linh luôn mong nhân dân có cuộc sống tốt đẹp và cũng là một cách để nhân dân bày tỏ niềm tự hào, biết ơn với nhà vua có công ơn xây thành và chiến thắng giặc

b. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện như sau:

- Để con gái kết hôn với con trai của kẻ địch

- Giặc đến vẫn bình thản chơi cờ, cậy có nỏ thần

c. Thái độ, tình cảm của nhân dân:

- Thể hiện lòng kính trọng đối với vị vua, người anh hùng của dân tộc

- Phê phán thái độ thiếu cảnh giác của vị vua và giải thích “nhẹ nhàng” về sự mất nước

Câu 2 

- Việc Mị Châu cho Trọng Thủy xem nỏ thần vừa đáng thương vừa đáng trách:

+ Đáng trách là bởi cô không đề phòng cảnh giác, không nghĩ tới vận mệnh đất nước

+ Đáng thương vì một lòng tin tưởng chồng -–người đầu gối tay ấp cùng mình, nhưng lại bị phản bội cay đắng

Câu 3 

Chi tiết hư cấu sau cái chết của Mị Châu mang những ý nghĩa:

- Mị Châu bị trừng trị là một thái độ nghiêm khắc, dứt khoát xuất phát từ lòng yêu nước của nhân dân ta

- Mị châu được “hồi sinh” cho thấy sự bao dung, vị tha của nhân dân, và sự thương cảm đối với người con gái ngây thơ, cả tin

=>Lời nhắn nhủ của tác giả: cần có một “cái đầu lạnh”, không để tình cảm lấn át lý trí, không vì chuyện riêng mà làm hỏng đại sự chung

Câu 4 

Hình ảnh “ngọc trai - giếng nước” là một hình ảnh đẹp và giàu ý nghĩa cho thấy sự bao dung độ lượng của nhân dân:

- Chi tiết “ngọc trai”: đã chứng thực tấm lòng trong sáng của Mị Châu

- Chi tiết “giếng nước”: hóa giải sự hối lỗi của Trọng Thủy.

- Hình ảnh “ngọc trai - giếng nước”: là kết thúc hoàn mĩ cho mối tình Mị Châu –Trọng Thủy và là lối thoát cho sự hối lỗi của Trọng Thủy

Câu 5 

- Cốt lõi lịch sử:

+ An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

+ Nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược.

- Sự thần kì hóa cốt lõi lịch sử của dân gian:

+ Thần linh: cụ già từ phương Đông tới, Rùa Vàng, nỏ thần, An Dương Vương đi xuống biển, hình ảnh “ngọc trai - giếng nước”.

+ Tình yêu Mị Châu- Trọng Thủy.


Luyện tập

Câu 1 (trang 43 sgk Văn 10 Tập 1)

- Theo em Trọng Thủy vừa đáng thương vừa đáng trách:

+ Đáng trách là bởi đã lừa dối chính vợ mình, gây ra sự mất nước của nhân dân Âu Lạc

+ Đáng thương bởi sau cùng, Trọng Thủy lại là kẻ si tình một lòng với Mị Châu, nhưng lại gián tiếp gây nên cái chết đau thương của nàng

Câu 2 (trang 43 sgk Văn 10 Tập 1)

- An Dương Vương đã tự tay giết chết người con gái duy nhất đã khẳng định vua là người công tư phân minh, đặt lợi ích của quốc gia lên trước tình cảm gia đình riêng

- Việc thờ hai cha con bên nhau thể hiện đạo lí truyền thống nhân đạo cho thấy sự vị tha, bao dung của nhân dân ta.

Câu 3 (trang 43 sgk Văn 10 Tập 1)

Một số bài thơ viết về Mị Châu - Trọng Thủy:

- Bài thơ Tâm sự của Tố Hữu có đoạn:

     Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

     Trái tim lầm chỗ để trên đầu

     Nỏ thần vô ý trao tay giặc

     Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.

- Sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy: Dù thời gian đã trôi qua lâu nhưng đến hôm nay câu truyện vẫn được lưu truyền, vẹn nguyên giá trị như những ngày đầu, là sự tích là bài học đáng nhớ của nhân dân ta.


Các bản Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác