Hướng dẫn Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 10 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.
+ Phần 1 (từ đầu đến "bèn xin hòa"): Việc xây thành và chế nỏ than để giữ nước của vua An Dương Vương.
+ Phần 2 (tiếp theo đến "dẫn vua đi xuống biển"): An Dương Vương và câu chuyện nước mất nhà tan.
+ Phần 3 (đoạn còn lại): Sự đánh giá, cái nhìn của dân gian về nhân vật Mị Châu- Trọng Thủy.
a.
+ Vua được thần linh giúp đỡ bởi ngay từ đầu An Dương Vương đã nhận thức được việc phải xây thành đắp lũy và chế nỏ thần nhằm bảo vệ đất nước một cách tuyệt đối
+ Sự giúp đỡ này thể hiện sự công nhận, chứng minh của thần linh và của chính người dân cho sự cố gắng và công lao to lớn của nhà vua. Sự giúp đỡ như là lời khen ngợi cũng như là phần thưởng.
b. Sự mất cảnh giác của nhà vua bắt đầu từ việc chấp nhân lời cầu hôn đến từ đất nước luôn lăm le xâm hại nước nhà. Tiếp nữa là việc ông chấp nhận để Trọng Thủy ở rể tại nước mình. Điều này chứng tỏ nhà vua thiếu đề phòng cho an nguy đất nước.
c. Chi tiết Mị Châu, rùa vàng… thể hiện thái độ cxa xót, ngậm ngùi của nhân dân khi đất nước rơi vào tay kẻ xâm lược. Đồng thời những chi tiết cũng cho thấy lòng kính tọng, biết ơn với công lao của An Dương Vương, tuy nhiên là sự lên án, phê phán niềm tin quá mức đến mất cảnh giác, thiếu đề phòng của Mị Châu.
-Xét theo ý kiến thứ nhất thì lỗi lớn nhất thuộc về Mị Châu. Bởi nàng vì tình riêng mà quên việc chung, quá say đắm trong tình yêu dẫn đến bị lừa gạt, lợi dụng, thái độ thiếu cảnh giác, không đề phòng gây hậu quả là nước mất nhà tan.
-Xét theo ý kiến thứ hai thì lỗi lầm thuộc về lễ giáo phong kiến. Đây là lý do khiến Mị Châu một mực nghe lời và tin tưởng tuyệt đối vào Trọng Thủy.
=> Cả hai cách lý giải đều không thuyết phục. Vì hậu quả nghiêm trọng là nước mất nhà tan không thể do một người gây ra mà phải là sự hợp thành từ nhiều yếu tố. Thêm nữa, đặt trong hoàn cảnh của Mị Châu thì nàng chỉ vì tình yêu mà bị lừa gạt, lợi dụng, nàng thậm chí là nạn nhân chứ không phải nguyên nhân. Do đó, cần có cách đánh giá đúng về nhân vật này, Mị Châu đáng trách nhưng cũng rất đáng thương
Qua cách hư cấu về nhân vật Mị Châu nhân dân muốn nói lên tấm lòng thương cảm, thấu cảm cho người vừa đáng trách nhưng cũng rất đáng thương. Đây có thể như một sự bù đắp cho bi kịch của Mị Châu, hóa giải cho nỗi oan ức của nàng. Từ đây, nhân dân ta muốn gửi gắm đến mỗi thế hệ bài học về đề phòng, cảnh giác trong cuộc sống. Không nên đặt niềm tin tuyệt đối cho ai mà luôn phải linh hoạt, linh động, tỉnh táo và sáng suốt trong mọi trường hợp.
Hình ảnh ngọc trai, giếng nước đẹp và mang nhiều tầng nghĩa. Thứ nhất nó thể hiện cái kết cuối cùng đoàn tụ của một mối tình thủy chung khiến ta thấy an lòng và cũng là sự an ủi, giải oan cho sự oan ức của Mị Châu. Thứ hai nó là minh chứng cho tấm lòng, cho tâm hồn trong sạch của Mị Châu, xoa dịu nỗi đau cả về thể xác và tinh thần và hóa giải cho mọi ngờ vực, hiểu lầm giữa hai người
-Cốt lõi lịch sử:
Sự việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa còn Triệu Đà lăm xe xâm lược nước ta nhưng đều thất bại.
Nước ta bị thực dân phương Bắc xâm lược
-Điều này được dân gian thần kỳ hóa rằng:
Xây được thành nhờ có thần linh giúp đỡ
Việc mất nước là do bị lừa gạt đánh tráo nỏ thần
Có thể hiểu rằng tình cảm của Mị Châu- Trọng Thủy từ mưu đồ đến chân thành. Ta thấy, từ việc bắt đầu lời cầu hôn đến khi kết hôn đều là sự sắp đặt của Triệu Đà nhằm mục đích xâm lược nước ta. Tuy nhiên, từ khi kết hôn, Trọng Thủy ở rể và từ đây bắt đầu nảy sinh tình cảm, có tình yêu và mối quan hệ gắn bó với Mị Châu. Tình cảm này là thật, nghiêm túc và chân thành. Nó được chứng minh ở cuối truyện qua việc Trọng Thủy tự tử và hình ảnh ngọc trai-giếng nước.
Cách xử lý này cho thấy tấm lòng bao dung, sự thứ tha và niềm an ủi của nhân dân. An Dương Vương đặt đất nước, quốc gia ở vị trí cao nhất đã đành lòng chém cả con gái của mình còn Mị Châu vì tình riêng mà dẫn đến việc bị lợi dụng gây hậu quả nước mất nhà tan. Cả hai sự việc này đều dẫn đến kết quả đau lòng. Bởi thế hành động của nhân dân vừa thể hiện lòng cảm thông vừa nói lên truyền thống đạo lý của dân tộc.
Giếng Trọng Thủy (Nguyễn Nhược Pháp)
Đêm khuya, gió lốc, mây đen vần,
Cỏ lướt gieo mình vực giếng thâm;
Trọng Thủy nằm trên làn nước sủi.
Tiếng mõ cầm canh xa âm thầm.
Phơn phớt hồn ma đóm lập lòe.
Cú rúc. Đàn dơi bay tứ bề.
Răng rắc kêu như tiếng xương đập,
Gió rền, quỷ khóc, lay cành tre.
Nhấp nhoáng xiên trời chớp tóe xanh,
Gầm ran sấm chuyển, mây bùng phanh.
Mưa đâp. Tù và rên văng vẳng
Hiệu lính tuần kêu trên mặt thành.
(1-1933)
Qua tác phẩm, học sinh rút ra bài học lịch sử phải luôn luôn đề cao cảnh giác, có sự đề phòng và sáng suốt trong mọi tình huống. Trong cuộc sống phải rõ ràng, minh bạch, công tư phân minh. Ngoài ra, qua những hư cấu trong truyện để nói lên mối quan hệ giữa lịch sử và thực tế, lịch sự luôn bắt nguồn từ thực tiễn đời sống chứ không bao giờ tách rời cuộc sống.
Các bài viết liên quan khác: