logo

Soạn bài: Cáo bệnh, bảo mọi người (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 10 siêu ngắn sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất

Soạn văn 10 siêu ngắn: Cáo bệnh, bảo mọi người- TopLoigiai


Bố cục:

- Bốn câu thơ đầu: Tính quy luật vốn có trong cuộc sống.

- Hai câu thơ sau: Triết lý sống cao đẹp.


Đọc - Hiểu


Câu 1 

- Hai câu thơ đầu thể hiện tính quy luật về sự phát triển trong tự nhiên bao gồm những sự xoay vần, dịch chuyển, biến đổi, vận động trong tự nhiên.

- Nếu đảo câu thơ thứ 2 lên trước sẽ khiến nội dung hàm ý trong câu thơ thay đổi. Vì tác giả đã thể hiện quy luật cuộc sống theo sự chảy trôi nhanh chóng của quỹ thời gian với sự hứng khởi, lạc quan, sự kết thúc sẽ mở ra cơ hội mới đó chính là sự tuần hoàn trong cuộc sống.

- Nếu hai vế đảo lại với nhau thì quy luật được giữ nguyên là quy luật phát triển còn quy luật bị ảnh hưởng là quy luật tuần hoàn.


Câu 2 

- Câu thơ 3 và 4 thể hiện quy luật trong cuộc sống con người là vòng tuần hoàn của sự sống, cái chết hay bệnh tật, đau ốm là những điều tất yếu mà ai ai cũng phải trải qua. Con nguười sinh ra muốn lớn lên, phát triển và trưởng thành thì đều trải qua quy luật đó.

- Tâm trạng của tác giả được thể hiện qua hai câu thơ vừa là nuối tiếc vừa là trân trọng. Trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc sống, từng giây phút còn được sống và nuối tiếc vì sự chảy trôi quá vô tình của thời gian, đời người thì hữu hạn mà thời gian lại vô hạn.

- Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng này trước tiên xuất phát từ tình yêu cuộc sống, luôn khao khát sống nhanh, sống vội, sống chạy đua với thời gian. Thứ hai là khát vọng được dân hiến để không sống hoài sống phí.


Câu 3 

- Hai câu thơ cuối không chỉ nhằm miêu tả thiên nhiên một cách thuần túy mà còn có hàm ý bên trong nó. Đó là những tri thức, nhìn nhận, cách đánh giá của con người đã được phát triển và nâng lên thành quan niệm, triết lý.

- Câu thơ đầu tiên và hai câu thơ cuối không gây mâu thuẫn mà nó là một nét độc đáo nhằm bẻ ra hai vấn đề đặt trong văn cảnh, bối cảnh khác nhau nhằm làm bật lên quan niệm sâu sắc của tác giả.  

- Nhành mai trong câu thơ cuối là hình tượng nghệ thuật sáng tạo, độc đáo. Thứ nhất hoa mai là loài hoa tứ quý, tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng, vẻ đẹp cốt cách thanh tao. Thứ hai, nhành mai nở là biểu trưng cho nhựa sống mãnh liệt, bền bỉ, là minh chứng cho thấy sức mạnh và sự sinh sôi bất diệt dù đặt trong hoàn cảnh khắc nghiệt.


Câu 4 

- Lòng yêu đời, tinh thần lạc quan của tác giả được thể hiện qua bài thơ thông qua hình ảnh và nghệ thuật ngôn từ. Đặc biệt không thể không kể đến hình tượng nhành mai. Qua hình tượng này đã thể hiện nhựa sống của vạn vật cũng như con người, luôn mãnh liệt, luôn bền bỉ và bứt phá và tâm hồn luôn vô tư, tự do trước những quy luật bất biến của tạo hóa.


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài kệ học sinh học được một quan niệm, triết lý sống sâu sắc mang đậm tư tưởng Phật giáo. Từ đó cá nhân mỗi người sẽ đánh giá chính xác về thái độ sống của mỗi người.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác