logo

Soạn bài: Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ (siêu ngắn)


Soạn bài: Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ - TopLoigiai


I. Ẩn dụ 

Câu 1 (trang 135 sgk Văn 10 Tập 1):

a. Những từ thuyền, bến, cây đa, con đò không chỉ mang nghĩa gốc mà còn có nghĩa chỉ người ra đi và người ở lại.

b. - Thuyền và con đò là phương tiện con người dùng để di chuyển, tức là nó luôn đặt trong trạng thái dịch chuyển, vận động để chỉ những biến đổi, thay đổi.

- Bến và cây đa là hai sự vật không có sự vận chuyển, luôn ở một điểm cố định thể hiện sự chắc chắn, ổn định.

- Câu thứ nhất khẳng định tình cảm lứa đôi khăng khít, thủy chung, son sắt. Câu thứ hai là sự nuối tiếc, xót xa, nỗi niềm đau đáu khi tình cảm một thời đã dần phai nhạt.

- Để hiểu đúng nội dung hàm ẩn trong hai câu thơ ta phải đặt những hình ảnh, sự vật, hiện tượng trong câu trong một hệ quy chiếu với những mối tương quan nhất định để thấy được sự đồng điệu, gắn kết giữa chúng. Từ đó, đánh giá và rút ra ý nghĩa

Câu 2 (trang 135 sgk Văn 10 Tập 1):

(1)                           Dưới trăng quyên đã gọi hè

                        Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

→ Hình ảnh ẩn dụ: lửa lựu nhằm miêu tả màu sắc sáng chói, rực rỡ của hoa lựu cũng như sức sống đang bùng lên và tuôn trào hừng hực của mùa hè.

(2)   Vứt đi nhưng thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thỏa thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại. Chúng ta muốn có những cuốn tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc – làm thành người, đẩy chúng ta lên một sự sống trước kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng.

→ Hình ảnh ẩn dụ: thứ văn nghệ ngòn ngọt, chất độc của bệnh tật, tình cảm gầy gò, cá nhân co rúm. Tất cả hình ảnh này mang hai nghĩa ẩn dụ là thể hiện tính nghèo nàn, thiếu phong phú, kém sáng tạo của thứ văn nghệ đi ngoài thực tế, trốn tránh hiện thực và phê phán thứ tình cảm bé mọn, không bạo dạn, không dám bứt phá mà chỉ đi theo lối mòn.              

         (3)                      Ơi con chim chiền chiện

                                   Hót chi mà vang trời

                                   Từng giọt long lanh rơi

                                   Tôi đưa tay tôi hứng

→ Hình ảnh ẩn dụ “giọt”: Đây là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhằm giúp hình dung âm thanh của chim chiền chiện cụ thể nhất, gần gũi, dễ hình dung, dễ nắm bắt nhất và thể hiện sức sống mạnh mẽ đang vươn lên của mùa xuân.

(4)                            Thác bao nhiêu thác cũng qua

                        Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.

→   + Thác: là những chông gai, thử thách, những chướng ngjai vật buộc con người phải nỗ lực để vượt qua.

        + Chiếc thuyền: con thuyền chỉ hướng, con thuyền của cách mạng dẫn bước con người đi đến thành công.

(5)                              Xưa phù du mà nay đã phù sa

                                Xưa bay đi mà nay không trôi mất

→    +  phù du: ẩn dụ cho sự vô định, vô nghĩa, trôi nổi…

       +  phù sa: ẩn dụ cho những giá trị đích thực, đem lại lợi ích và có ý nghĩa đối với cuộc sống.

Câu 3 (trang 136 sgk Văn 10 Tập 1):

- Bầu trời vừa qua cửa hạ đã vội vàng vắt mình bước sang thu.

- Mẹ bật cười và nói: “ Con là mặt trời của mẹ”.


II. Hoán dụ

Câu 1 (trang 136 sgk Văn 10 Tập 1):

a. - đầu xanh: thế hệ của những chàng trai, cô gái đầy sức khỏe, sức trẻ

-má hồng: hình ảnh của tuổi xuân, chỉ những cô gái đẹp => Cụ thể là nhằm chỉ nhân vật Thúy Kiều

       - áo nâu: những người nông dân chân nấm tay bùn

       -áo xanh: màu xanh của giai cấp công nhân

b. Khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng mà muốn hiểu đúng về đối tượng thì ta cần nhận biết được tên gọi đó có phù hợp với đặc điểm, tính chất cơ bản của đối tượng và giữa chúng có mối quan hệ hay sự liên kết như thế nào.

Câu 2 (trang 137 sgk Văn 10 Tập 1):

a. + Ẩn dụ: cau, giầu không là ẩn dụ cho nhân vật trữ tình cụ thể là đôi tình nhân đang hò hẹn dựa trên mối quan hệ yêu đương.

    +Hoán dụ: Thôn Đoài, thôn Đông tức là hai địa điểm này là nơi sinh sống của con người. Ta thấy, ở đây tên địa danh được dùng với mục đích hoán dụ cho những cá nhân, tập thể sống tại đó.

b. Câu Thuyền ơi có nhớ bến chăng là câu mang tính chất ướm hỏi và lời bỏ ngỏ; câu Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông cũng là một câu hỏi nhưng lại có một liên tưởng đặc biệt cuốn hút, độc đáo, sáng tạo và gây ấn tượng đối với người đọc.

Câu 3 (trang 137 sgk Văn 10 Tập 1):

“Cánh tay phải” của tôi hôm nay vừa đổ bệnh. Mỗi lần trời chuyển gió cô lại ho lụ khụ rồi nằm bệt giường và sốt. Những ngày đến lớp, cô lúc nào cũng truyền năng lượng tích cực cho mọi người, rất vui tươi và hoạt bát, cũng dễ thương và đáng yêu vô cùng. Thế nhưng những khi đau đớn hay mệt nhoài vì bệnh thì nụ cười bỗng vụt tắt, chỉ còn những mệt mỏi, uể oải và nét mặt đầy nặng nề. Điều này khiến tôi nóng lòng, bất an và cả sợ hãi. Tôi luôn mong cô sẽ mau khỏe để lại giỏi việc lớp, đảm việc nhà. Mọi người vẫn nói“ Bạn cùng phòng mà ốm là lại buồn” quả là không sai.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác