logo

Soạn bài: Cảm xúc mùa thu (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Cảm xúc mùa thu siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 10 siêu ngắn sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất

Soạn văn 10 siêu ngắn: Cảm xúc mùa thu- TopLoigiai


Bố cục:

- Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Vẻ đẹp mùa thu

- Phần 2 (bốn câu thơ còn lại): Nỗi niềm, lời bộc bạch của nhà thơ


Đọc - Hiểu


Câu 1

- Bài thơ có thể chia làm hai phần. Cụ thể phần 1 là 4 câu thơ đầu- phần 2 là 4 câu thơ cuối

=> Nội dung của hai phần hoàn toàn độc lập nhưng có sự bổ trợ, kết hợp lẫn nhau để làm nên bức tranh mùa thu đẹp giữa cảnh và tình.

- Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Vẻ đẹp mùa thu.

- Phần 2 (bốn câu thơ còn lại): Nỗi niềm, lời bộc bạch của nhà thơ


Câu 2 

- Tầm nhìn có sự xoay chuyển, biến đổi từ 4 câu thơ đầu 4 câu thơ sau là đi từ bao quát đến cụ thể. Trong bốn câu thơ đầu tầm nhìn rất rộng mở, hướng ra xa và mang tính khái quát toàn bộ nhưng đến bốn câu cuối thì tầm thì thu hẹp lại, có tính giới hạn và chi tiết, cụ thể hơn.

- Sự thay đổi về tầm nhìn cho thấy bước chuyển mình trong tâm trạng của tác giả. Nhà thơ chọn cách đi từ tả cảnh đến tả tình, dùng cảnh để bộc lộ tâm trạng của chính mình một cách tự nhiên hoưn, giàu cảm xúc hơn


Câu 3

- Bốn câu thơ đầu là bước đệm để phát triển bốn câu thơ sau, là nền tảng để cảm xúc bộc lộ một cách tự nhiên hơn, sâu lắng hơn.

- Toàn bài thơ với nội dung là minh chứng cho nhan đề Thu hứng. Thứ nhất, là cảm hứng sáng tác. Thứ hai là nội dung. Thứ ba là hình ảnh và cảm xúc thơ đều tập trung làm bật nhan đề tác phẩm. Tất cả đều mục đích vẽ lên bức tranh mùa thu hòa hợp giữa cảnh và tình.  


Luyện tập


Câu 1

- Bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ về cơ bản rất tròn nghĩa vì nó thể hiện đúng nội dung và cảm xúc của toàn bài.

-Trong những câu đầu phần dịch thơ đã thể hiện rõ ràng ý nghĩa từ “điêu thương” rất sát nghĩa.

- Trong bản dịch câu thứ năm đã bỏ đi chữ “lưỡng khai” ở bản nguyên tác. Đến câu thơ thứ sáu thì chữ “cô” được dịch rất tròn nghĩa, đúng và đủ khiến cảm xúc đươc thể hiện rõ nét.

- Câu thơ "Khóm trúc tuôn thêm dòng lệ cũ" thì bản dịch có thể coi là ấn tượng hơn nguyên tác. Bởi lẽ nhìn trên cả hai phương diện là nội dung, nghệ thuật hay cách diễn đạt thì bản dịch đều thể hiện một cách xuất sắc.


Câu 2

- Chữ "lệ" trong câu thơ là đa nghĩa. Ta có thể hiểu theo nghĩa thứ nhất là nước mắt nhà thơ, nghĩa thứ hai là nước mắt của khóm cúc. Tuy nhiên để hiểu một cách trọn vẹn và sâu sắc nhất thì nên hiểu đó là nỗi lòng, là xúc cảm của nhà thơ luôn dào dạt, trào dâng mỗi khi thấy hoa cúc nở.


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được bức tranh mùa thu ảm đạ, hắt hiu trong bối cảnh đất nước loạn lạc, chia ly cũng như tâm trjang âu sầu, buồn bã của nhà thơ luôn đau đáu nỗi nhỡ quê nhà, nỗi lo đất nước và ngậm ngùi cho số phận mình.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác