logo

Soạn bài : Lập dàn ý bài văn tự sự (chi tiết)


Soạn bài : Lập dàn ý bài văn tự sự (chi tiết)


I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

Câu 1 (trang 45 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Trong đoạn trích trên nhà văn Nguyên Ngọc kể về việc ông lên ý tưởng cốt truyện cũng như các nhân vật trong “Rừng xà nu” mà ông sắp viết:

- Ý tưởng: viết câu chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề (câu chuyện có thật)

- Tên nhân vật chính: Đề hay Tnú

-  Cốt truyện: mở đầu bằng khu rừng xà nu và kết thúc cũng là cảnh rừng xà nu. Mối tình của Dít và Tnú. Tnú tay không giết giặc, vợ và con chết trước mặt, có các nhân vật nữa như Mai, cụ Mết, bé Heng,…

Câu 2 (trang 45 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Qua lời kể của nhà văn, ta rút ra được kinh nghiệm khi chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự:

- Lên ý tưởng cho câu chuyện mình sắp viết

- Suy nghĩ xem truyện gồm những nhân vật nào

- Cốt truyện chính là gì


II. Lập dàn ý

Câu 1 (trang 45 – 46 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Dàn ý câu chuyện 1:

Nhan đề: Chị Dậu được giác ngộ và đi phá kho thóc của Nhật

Mở bài:

+ Buông tay, chị vội choàng dậy, mở cửa té ra sân. “Trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị”

+ Chị Dậu sợ hãi bỏ chạy, chạy mãi, chạy hoài trong vô vọng thì may mắn thay bỗng dưng chị gặp được người cán bộ cách mạng đang đi tuần

+ Anh cán bộ hỏi nhà chị và dẫn chị về nhà

Thân bài:

+ Thấy chị Dậu, anh Dậu vui mừng lắm

+ Người cán bộ cách mạng hỏi han chi tiết cuộc sống cũng như sóng gió mà vợ chồng anh chị phải chịu đừng

+ Sau đó chị Dậu và chồng được giác ngộ lí tưởng

+ Trong cuộc “Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật, chia cho người nghèo.”

Kết bài:

+ Cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi, nhân dân không bị chết đói, chị Dậu cùng gia đình và bà con xóm làng ăn mừng chiến thắng

+ “Chị Dậu đã góp công lao to lớn và là tấm gương sáng để mọi người noi theo”

Câu 2 (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Cách lập dàn ý bài văn tự sự:

Chọn đề tài

Xác định nội dung chính

Xác định các nhân vật

Chọn và sắp xếp các sự việc tiêu biểu một cách hợp lí

Lập dàn ý theo 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu chung câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian,…)

+ Thân bài: các chi tiết, sự việc theo diễn biến câu chuyện

+ Kết bài: Kết thúc câu chuyện.


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Xây dựng cốt truyện:

- Minh là học sinh chăm ngoan, học giỏi, thành tích học tập luôn trong tốp đầu của lớp.

- Do không hòa hợp nên bố mẹ của Minh đã ly hôn

- Minh cảm thấy tổn thương, buồn bã, áp lực, tự nghĩ rằng bố mẹ không thương mình rồi bỏ bê học hành, thường xuyên trốn đi đánh điện tử và còn đánh nhau với bạn bè.

- Bố mẹ Minh vô cùng lo lắng cho con trai, cố gắng an ủi, khuyên bảo Minh.

- Cuối cùng, Minh đã hiểu và cố gắng học hành chăm chỉ lại và vươn lên trong cuộc sống.

Câu 2 (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Dàn ý:

a. Mở bài:

Giới thiệu đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường

b. Thân bài:

Đội thanh niên tình nguyện chia thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm 5 người

Các nhóm sẽ đến từng địa điểm theo sự phân chia của trưởng đội để nhặt rác thải, cạo những giấy quảng cáo dán trên tường, sơn trắng lại tường, sau đó vẽ lên những bức tranh đẹp để người dân không để rác ở đó nữa.

Tuần nào đội thanh niên tình nguyện cũng làm sạch đường phố

Sau một thời gian, cả khu phố đẹp hẳn lên, sạch sẽ và không còn rác nữa mà thay vào đó là những bức tranh rất đẹp.

c. Kết bài:

Mọi người trong khu phố ai cũng cảm ơn và vô cùng phấn khích.

Cả đội rất tự hào vì mình góp ích một phần nhỏ cho xã hội.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác