logo

Soạn bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản (ngắn nhất) 

Tính thông nhất về chủ đề của văn bản sự thế hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời, hay lạc sang chủ đề khác. – Để đảm bảo tính thông nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, các câu trong văn bản đều thể hiện chủ đề.


I. TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN ĐỂ SOẠN BÀI TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

Câu 1:

Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu của mình là buổi tựu trường đầu tiên. Sự hồi tưởng ấy gợi lên những cảm xúc nôn nao, háo hức về kỉ niệm lần đầu tiên đến trường, về trường học, ông quản đốc thân thiện, thầy giáo tươi cười và người bạn cùng bàn thân thuộc.

Câu 2:

Chủ đề của văn bản Tôi đi học là hồi tưởng lại kỉ niệm đẹp buổi đầu tới trường.

Câu 3:

Chủ đề văn bàn là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.


II. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN QUA CÁC BÀI SOẠN

Câu 1:

Văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên vì:

- Nhan đề của văn bản có tên Tôi đi học,

- Những từ ngữ, câu văn viết về kỉ niệm: hàng năm cứ vào cuối thu…buổi tựu trường, buổi mai hôm ấy…đường làng dài và hẹp, con đường này tôi đã quen đi lại…tự nhiên thấy lạ.

Câu 2:

a. Từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi: trang trọng và đứng đắn, non nớt, ngây thơ, oai nghiêm,lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ, e sợ, thèm vụng, chơ vơ, tim ngừng đập, lúng túng, nức nở, cẩn thận.

b. Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ:

- Con đường đi học ngày thường vốn thân quen với những cuộc chạy nhảy của cậu bé nay trở nên xa lạ..

- Sân trường Mĩ Lí bỗng trở nên oai nghiêm lạ thường

- Những bạn nhỏ e ấp như những chú chim mới ra ràng, nhìn thế giới tươi đẹp cũng đầy xa lạ.

- Cảm thấy chơ vơ.

Câu 3:

Tính thống nhất chủ đề của văn bản là khi biểu đạt chủ đề của văn bản cần bám theo nó, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

 Để bảo đảm tính thống nhất của văn bản cần:

- Khi viết cần xác định chủ đề văn bản.

- Từ nhan đề, đề mục, câu văn, từ ngữ cần thể hiện chủ đề văn bản.


III. LUYỆN TẬP SOẠN BÀI TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

Câu 1:

a. Đối tượng của văn bản là rừng cọ quê tác giả cùng nỗi nhớ về nó. Đoạn văn trình bày theo trình tự:

- Khái quát về rừng cọ và miêu tả về cây cọ

- Hình ảnh quen thuộc gắn liền với rừng cọ.

- Nguồn sống từ cây cọ.

- Nhớ cây cọ, nhớ quê hương.

Có thể thay đổi trình tự này hợp lí, không nên thay đổi thứ tự.

b. Chủ đề của văn bản là Rừng cọ quê tôi.

c. Chủ đề đó được chứng minh trong văn bản: khái quát về rừng cọ và miêu tả cây cọ, địa điểm gắn liền với cây cọ, cuộc sống gia đình êm ấm bên cây cọ và nỗi nhớ về quê hương nơi có cây cọ.

d. Từ ngữ biểu hiện chủ đề: trập trùng, vút thẳng, không thể quật ngã, thanh kiếm sắc, nhiều phiến, rừng tay, xòe ô lợp kim, cơm nắm lá cọ…

Câu 2:

Ý b, c.

Câu 3:

a. Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn rã, xốn xang.

b. Con đường đến trường trở nên lạ do cảnh vật xung quanh thay đổi hay chính vì lòng tôi thay đổi.

c. Mẹ âu yếm dẫn tay tôi đến trường trên con đường làng.

d. Muốn như những ngừi bạn khác,trưởng thành và độc lập, tụ mình cầm đồ dùng.

e. Sân trường rộng lớn, ngôi trường oai nghiêm và trang trọng như đình làng.

g. Cảm giác bơ vơ, lo lắng giữa đám đông.

h. Ông đốc thân thiện, thầy giáo tươi cười đón những đứa trẻ vào lớp.


IV. KẾT LUẬN BÀI SOẠN TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản ngắn nhất | Soạn văn 8 ngắn nhất – TopLoigiai
icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 12/08/2021

Tham khảo các bài học khác