logo

Soạn bài: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (chi tiết)


Soạn bài: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (chi tiết)


I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh

1. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh:

+) Chuẩn xác: Là rất trúng, rất đúng. Nó là chuẩn được chọn làm mốc để nói, làm cho đúng.

+) Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh là trình bày về vấn đề gì phải đúng với chân lí, với chuẩn mực được thừa nhận thì văn bản thuyết minh mới có giá trị. Chuẩn xác là yêu cầu cơ bản, đầu tiên của văn bản thuyết minh.

 - Để đảm bảo tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh:

 +) Tìm hiểu thấu đáo, phải quan sát tỉ mỉ, kĩ càng, nếu là một cuốn sách phải đọc đi đọc lại nhiều lần .

+) Thu thập tài liệu tham khảo. Chú ý tài liệu tham khảo phải có tên tuổi nghĩa là của các nhà khoa học đầu ngành hoặc các cơ quan có thẩm quyền quyết định về vấn đề thuyết minh.

+) Luôn luôn nhận thông tin mới, những thay đổi thường xuyên để vấn đề thuyết minh có tính thời sự như thuyết minh về dân số, về sản lượng hàng năm.

2. Luyện tập

a. Có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)”. Đối chiếu với SGK Ngữ văn 10, ta thấy viết như vậy chưa chuẩn xác. Vì:

+ Chương trình ngữ văn 10 không phải chỉ có mỗi văn học dân gian mà có cả phần văn học viết.

+ Chương trình ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao mà còn có  truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười.

+ Chương trình văn học dân gian lớp 10 không có câu đố, tục ngữ.

 b. Nếu một người nào đó viết “Đại cáo bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn vì đó là  bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước” là không chuẩn xác. Vì “thiên cổ hùng văn” là áng hùng văn của nghìn đời. Nghìn đời khác với nghìn năm. Nó không phù hợp với ý nghĩa thực của cụm từ.

c. Cả văn bản không hề thuyết minh, làm rõ Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ, nên ta không thể dùng để thuyết minh về Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách một nhà thơ.

=> Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu sau:

+ Khách quan.

+ Khoa học.

+ Độ tin cậy cao.


II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh

1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh

- Hấp dẫn là sự lôi cuốn, thu hút.

- Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh:

Người viết hoặc trình bày đã tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn người nghe người đọc về một vấn đề nào đó.

Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh vô cùng quan trọng. Bởi lẽ không hấp dẫn thì người ta không đọc, không nghe. Khi người ta không đọc, không nghe thì văn bản thuyết minh sẽ không có tác dụng gì.

- Một số biện pháp sau làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn:

+ Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.

+ So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, để tạo ấn tượng cho người người đọc, người nghe.

+ Để cho bài văn thuyết minh không đơn điệu, cần kết hợp, sử dụng nhiều kiểu câu.

+ Có nhiều sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội, các ngành, nghề… để bài viết hoặc  nói phong phú về nhiều mặt.

2. Luyện tập

Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Văn bản (1)

- Tác giả đã đưa ra 1 luận điểm khái quát: “Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm”. Và để luận điểm trở nên dễ hiểu, hấp dẫn, tác giả đã đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số để bài văn không trừu tượng, mơ hồ:

+ Trường đại học y khoa Bai- lo đã phát hiện... đứa trẻ ít chơi đùa  có bộ não bé hơn bình thường 20 đến 30%.

 + Các nhà nghiên cứu tại trường đại học I- li- noi ở ủ- ba- na Sam- pa... con chuột...

So sánh các trường hợp với nhau để làm sáng tỏ luận điểm.

Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Văn bản (2)

Bài thuyết minh về hồ Ba bể trở nên hấp dẫn hơn khi tác giả nói đến những sự tích, truyền thuyết tạo nên cảm giác huyền ảo linh thiêng hơn, góp phần nhìn nhận và có thêm hiểu biết về nguồn gốc lịch sử của hồ Ba Bể.


III. Luyện tập

 Trong đoạn văn của mình, Vũ Bằng thuyết minh về phở ở Việt Nam. Nhà văn tạo ra cách viết rất lôi cuốn và hấp dẫn, bởi người viết sử dụng linh hoạt các câu, các từ ngữ:

Đó là câu đơn:

+ Người bán hàng… vào bát

Đó là câu ghép:

+ “Một bó hành hoa... cũng có”

Câu nghi vấn:

+ “Qua lần cửa kính ta thấy gì?”

Câu cảm thán:

+ “Trông mà thèm quá”

Bên cạnh đó, đoạn văn của Vũ Bằng còn sử dụng từ ngữ giàu hình tượng.

+ “Xanh như lá mạ”

“Dăm quả ớt đỏ”

“Thịt bò tươi, chín có, tái có, gầu có…”

Đặc biệt tác giả huy động các giác quan và liên tưởng khi quan sát: Mắt nhìn và quan sát, mũi phát hiện mùi phở, vị giác cảm nhận sự ngon lành. Ông  so sánh và liên tưởng những con người ăn phở trong quán “như những ông tiên đánh cờ trong rừng mùa thu”. “mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương” => kích thích, lôi cuốn, cuốn hút người đọc, người nghe với cảm nhận và cảm xúc chân thực nhất.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác