logo

Soạn bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ( ngắn nhất)


Soạn bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ( ngắn nhất)


I. YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN:

1.

a. Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả: “muốn hòa bình,phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.”

- Những câu cảm thán có trong bài:

+ Hỡi đồng bào toàn quốc!

+ Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

+ Không!Chúng ta thà hi sinh...không chịu làm nô lệ.

- Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều giống nhau ở chỗ sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn giàu tình cảm.

b. Cả hai văn bản đều là văn bản nghị luận mà không phải văn bản biểu cảm vì:

- Cả hai văn bản không nhằm bộc lộ cảm xúc.

- Đều nêu quan điểm tác động vào mặt lí trí (buộc người đọc phải hiểu và phân tích lẽ phải, trái,đúng sai của một quan điểm,một ý kiến.)

c. Những câu văn ở đoạn 2 hay hơn đoạn 1 vì các ý trong câu giàu sức biểu cảm khi kết hợp với những từ ngữ bộc lộ tình cảm,thái độ của người viết.

- Tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: sẽ có sức thuyết phục cao hơn,tác động đến người đọc mạnh mẽ hơn.

2. Để phát huy tác dụng cao nhất của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, ta cần:

+ Xác định luận cứ, luận điểm phải thật sự có sức biểu cảm cao.

+ Không chỉ cần rung cảm,mà phải cần có tình cảm, cảm xúc thật trước những vấn đề mình trình bày.

+ Không lạm dụng nhiều từ biểu cảm, câu cảm thán,...Cảm xúc phải chân thật,...


II. LUYỆN TẬP:

1. Các yếu tố biểu cảm:

+ ”Những tên da đen bẩn thỉu”><” những đứa con yêu và những người bạn hiền,chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.

+ ”Chiến tranh vui tươi,vinh dự đột ngột” ><” đột ngột lìa xa vợ con,rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ và phơi thây trên các bãi c chiến trường châu Âu”

+ ”Cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi” >< ”  xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái’

+ ”Bỏ xác tại những miền hoang vu,thơ mộng.”

+ ”Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế,lấy xương mình chạm lên những chiếc gậy”.

+ ”Khạc ra từng miếng phổi”.

- Tác giả sử dụng biện pháp các hình ảnh đói lập nhau

- Tác dụng của những từ ngữ biểu cảm: sự lừa dối, độc ác của nước mẹ đối với người thuộc địa

2. Những cảm xúc được biểu hiện qua đoạn văn:

+ nỗi buồn của người dạy văn

+ Sự tran trở, lo lắng đi kèm với nĩ buồn.

Đây là những lời tâm sự, bất lực trước thực trạng việc học bây giờ

3. Viết đoạn văn: Chúng ta không nên học vẹt và học tủ

- Học vẹt và học tủ không làm chúng ta hiểu được mấu chốt của bài.

- Học vẹt và học tủ đều không phải là cách học đúng đắn.

Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ngắn nhất | Soạn văn 8 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác