logo

Soạn bài: Thuế máu (ngắn nhất)

Thuế máu là tác phẩm nghị luận đặc sắc của tác giả Nguyễn Ái Quốc viết về những bất công người dân thuộc địa phải gánh chịu. Cùng theo dõi phần soạn bài Thuế Máu ngắn nhất để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm.


Soạn bài: Thuế máu (ngắn nhất)

(Trích Bản án chế độ thực dân Pháp)


I. TÓM TẮT:

Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc được viết ra nhằm lên án chế độc thực dân lừa lọc dối trá trên mọi lĩnh vực đối với đất nước ta thời bấy giờ. Chúng biến nhân dân ta thành vật hi sinh trên chiến trường, biến nhân dân ta thành nô lệ để chúng áp bức bóc lột.


II. BỐ CỤC:

Soạn bài Thuế máu ngắn nhất | Soạn văn 8 ngắn nhất – TopLoigiai


III. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN THUẾ MÁU

1. Nhận xét về cách đặt tên chương, tên tác phẩm trong văn bản:

+ "Thuế máu" gợi lên cho người đọc hình dung tính chất dã man của một loại thuế đặc biệt mà thực dân Pháp nhằm vào dân thuộc địa, cái tên "Thuế máu" cũng đã vạch trần được hết những số phận thảm thương của người dân thuộc địa,qua đó mỉa mai tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.

+ Cách đặt tên trình tự của các chương gợi lên tính chất dã man,lừa bịp, bóc lột đến kiệt quệ của bọn thực dân cai trị.

2. So sánh:

+ Trước chiến tranh: Người thuộc địa bị đối xử dã man, coi như kẻ hạ đẳng.

+ Khi chiến tranh xảy ra: người dân thuộc địa được quan cai trị thực dân ra sức vỗ về,tâng bốc để họ thay chúng trở thành vật hi sinh cho lợi ích của bọn cầm quyền.

- Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả: một số bị chết, còn lại bị tước hết của cải đuổi về nước, bị đánh đập trên đường trở về.

3. Các thủ đoạn,mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:

+ Chúng tiến hành các cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn lãnh thổ Đông Dương.

+ Chúng viện cớ bắt lính để bóc lột-tham nhũng.

+ Chúng bắt hết những người nghèo khổ,khỏe mạnh, tống tiền con nhà giàu.

+ Chúng dựng lên màn kịch "tình nguyện" đi lính.

- Người dân thuộc địa không hề " tình nguyện" hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền vì họ tự tìm đủ mọi cách để nhiễm phải những căn bệnh nặng để không phải đi lính,còn một số khác họ không chịu thì bị bọn cầm quyền bắt bớ,xiềng xích,tống giam và áp giải xuống tàu.

4. Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh:

+ Trở về cuộc sống khổ cực như trước.

+ Họ vẫn bị bóc lột một cách dã man,tàn ác,bị đối xử như súc vật...

+ Đánh đổi tính mạng một cách không rõ ràng.

- Nhận xét: Cách đối xử của bọn thực dân đối với những người dân thuộc địa một cách dã man,tàn bạo,chúng sẵn sàng lật lọng,tráo trở cho những gì chúng đã hứa hẹn.

5. Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương: Tác phẩm được viết theo trình tự trước,trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới 1914-1918 phơi bày ra sự giả dối của bọn thực dân và sự thật bên trogn của bản thuế máu.

- Nghệ thuật châm biếm,đả kích sắc sảo,tài tình của tác giả thể hiện qua cách xây dựng hình ảnh,qua giọng điệu.

+ Hình ảnh gân gũi, chân thật có tính xác đáng cao

+ Giọng điệu giễu cợt,mỉa mai vô cùng đặc sắc.

6. Nhận xét yếu tố biểu cảm trong đoạn trích được học:

Tác giả xây dựng những hình ảnh giàu sức biểu cảm cao. Vẽ nên thục trạng xã hội thuộc địa tàn khốc của những người dân nơi đây,sự bỉ ổi, bộ mặt giả tạo của chính quyền thực dân.Tất cả hệ thống hình ảnh,giọng điệu của tác phẩm giúp người đọc nhận đọc thấy được tấm lòng thương xót cho thân phận người nô lệ bị lợi dụng, bóc lột và lòng căm phẫn đối với bọn thực dân sâu.

Các bài viết liên quan bài Thuế máu:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác