logo

Soạn bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận (ngắn nhất)


Soạn bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận (ngắn nhất)


I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ:

Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh

- Những chuyến tham quan du lịch giúp học sinh thêm hiểu biết về danh lam thắng cảnh

+ Lịch sử

+ Văn hóa

- Thêm yêu quê hương đất nước

+ Yêu cảnh đẹp thiên nhiên

+ Tự suy ngẫm về trách nhiệm bảo tồn những danh lam thắng cảnh đó

- Tăng thêm tình cảm bạn bè, cô trò

+ Giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình đi tham quan

+ Trò chuyện để tăng thêm hiểu biết về nhau.

+ Hoạt động tập thể cùng nhau


II. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP:

1. Cách sắp xếp trên chưa hợp lí vì các ý sắp xếp vẫn còn lộn xộn, chưa hợp lí.

- Có thể sắp xếp lại như sau: c,b,a,d,e.

2.

a. Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn là sự hứng thú, vui vẻ mà đi bộ đem lại.

- Cảm xúc ấy được biểu hiện trong đoạn văn qua giọng điệu vui tươi,phấn chấn,các từ ngữ biểu cảm.

b.  Thêm những từ ngữ bộc lộ cảm xúc của bản thân để đoạn văn có yếu biểu cảm.

Những từ ngữ đó được sắp xếp một cách hợp lí, thường là ở cuối câu hoặc đầu câu.

3. Lập dàn ý:

Mở bài: Nhiều bài thơ em đã học tác giả đều gửi gắm vào đó tình yêu thiên nhiên đất nước.

Thân bài:

- Bài cảnh khuya của Hồ Chí Minh gợi về hình ảnh thơ mộng của ban đem với tiếng suối, bóng trăng để rồi cho thấy nỗi lòng luôn đau đau về cảnh nước nhà.

- Bài khi con tu hú của Tố Hữu: phải có sự quan sát tinh tế tỉ mỉ cùng tình yêu quê hương như thế nào Tố Hữu mới có thể viết ra những câu thơ hay tả về quê hương.

- Bài Quê hương của Tế Hanh:Khung cảnh quen thuộc của làng chài vào một ngày bình thường. Được tả với câu chữ vui tươi, hứng khởi.

Kết bài: Trong mỗi chúng ta đều dành trọn vẹn một góc nơi trái tim để lưu giữ hình ảnh quê hương.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác