logo

Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu lớp 8 trang 62, 65 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu lớp 8 trang 62, 63, 64, 65 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo tập 1 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu lớp 8 - Mẫu số 1

Câu 1. Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.

Trả lời:

* Luận điểm 1: Mùa thu đến đột ngột và bất ngờ:

- Bắt đầu là hương ổi thơm nao nức.

- Sương đủng đỉnh qua ngõ.

- Tác giả không tin mùa thu đã về: “Hình như thu đã về”.

* Luận điểm 2: Cảm giác thực về mùa thu:

- Tác giả quan sát thiên nhiên ở không gian rộng lớn hơn.

- Thấy được sự đổi thay của các sự vật:

+ Dòng sông khác ngày thường.

+ Chim bắt đầu vội vã.

+ Đám mây chuyển mình.

* Luận điểm 3: Mùa thu thực sự đã tới.

- Mùa thu được cảm nhận bằng cả kinh nghiệm lẫn suy ngẫm.

- Tác giả nhận ra sự khác thường của mưa, nắng, sấm, chớp...

* Luận điểm 4: Cảm nhận, suy nghĩ, tình cảm của tác giả đối với mùa thu.

- Sự thay đổi của con người khi sang thu.

- Nhan đề thấm vào cảnh vật và con người.

Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu lớp 8 trang 62, 65 Chân trời sáng tạo

Câu 2. Nêu luận đề của văn bản. Dựa trên cơ sở nào em xác định như vậy?

Trả lời:

Luận đề của văn bản là Sự thay đổi của con người và thiên nhiên lúc sang thu. Dựa vào nhan đề của văn bản, đoạn kết và cách trình bày của các đoạn văn mà em xác định như vậy.

Câu 3. Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá của người viết trong đoạn văn sau:

Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyển, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi,... đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.

Trả lời:

Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan trong đoạn văn sau: Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh. Nguyễn Đình Thi,... đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp.

Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn: Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.

Câu 4. Em có đồng ý với nhận định. “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thẩm vào từng từ ngũ, cảnh vật” hay không” Vì sao?

Trả lời:

Em hoàn toàn đồng ý với nhận định rằng "Nhan đề Sang Thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật". Bởi vì, nhan đề bài thơ đã rất thành công trong việc thể hiện sự lựa chọn tuyệt vời của khoảnh khắc thời gian, tạo nên một sự kết hợp đầy tinh tế giữa sự mơ hồ và cái có, tạo ra cho tâm hồn của người đọc cảm giác đong đầy của mùa thu. Nó mang trong mình sự nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, đã đánh thức những cảm xúc sâu thẳm nhất trong ta. "Sang thu" cũng thể hiện sự chuyển biến của cuộc đời, khi đời người sang thu, đã trải qua nhiều thăng trầm nên vững chắc hơn trước những thử thách của cuộc sống.

Câu 5. Viết từ bốn đến năm câu để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.

>>> Tham khảo: Viết từ bốn đến năm câu để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 21/02/2023 - Cập nhật : 09/03/2023