logo

Soạn bài Vắt cổ chày ra nước; May không đi giày lớp 8 trang 80, 81 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Vắt cổ chày ra nước; May không đi giày lớp 8 trang 80, 81 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo tập 1 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Vắt cổ chày ra nước; May không đi giày lớp 8 - Mẫu số 1

Câu 1. Xác định đề tài của hai truyện trên. Theo em, nhan đề Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày có thể hiện được nội dung của mỗi truyện hay không? Vì sao?

- Đề tài của hai truyện Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày là truyện cười

- Theo em, nhan đề của hai câu truyện trên thể hiện được nội dung của mỗi truyện, bởi cả hai nhan đề đều bao hàm được sự kiện cũng như ý chính của câu chuyện. 

Câu 2. Em có nhận xét gì về bối cảnh của hai truyện cười trên?

Bối cảnh của hai truyện trên không được miêu tả cụ thể và tỉ mỉ mà được miêu tả một cách gần gũi và rất đỗi thân thuộc. 

Câu 3. Các nhân vật trong hai truyện trên thuộc loại nhân vật nào của truyện cười?

Các nhân vật trong hai truyện trên thuộc loại nhân vật đại diện mang thói xấu phổ biến trong xã hội là keo kiệt của truyện cười. 

Câu 4. Dựa vào bảng dưới đây, hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong thủ pháp gây cười ở hai truyện Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày (làm vào vở)

Soạn bài Vắt cổ chày ra nước; May không đi giày lớp 8

Thủ pháp

Điểm giống nhau 

Điểm khác nhau

Vắt cổ chày ra nước

May không đi giày

1.Tạo các tình huống trào phúng Cả hai truyện đều tạo ra tình huống gây cười từ sự keo kiệt và bủn xỉn Keo kiệt với người khác  Keo kiệt với chính bản thân
2. Sử dụng các biện pháp tu từ Lối nói chơi chữ Lối nói chơi chữ đến từ người khác Lối nói chơi chữ từ chính bản thân người gây cười

Câu 5. Câu nói: “Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!” của nhân vật “người đầy tớ” trong truyện Vắt cổ chày ra nước và câu nói: “ may là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!” của nhân vật “ông hà tiện” trong truyện May không đi giày có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của truyện?

Câu nói: “Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!” của nhân vật “người đầy tớ” trong truyện Vắt cổ  chày ra nước và câu nói: “ may là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!” của nhân vật “ông hà tiện” trong truyện May không đi giày có vai trò giúp tạo nên tình huống trào phúng, gây tiếng cười và thể hiện được rõ nét chủ đề của truyện. 

Câu 6. Theo em, tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện trên với mục đích gì? Nhận xét về cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua các truyện cười này.

- Theo em, tác giả dân gian sáng tạo các câu truyện trên nhằm mục đích giải trí, phê phán, châm biếm và đả kích thói keo kiệt, bủn xỉn trong cuộc sống của con người 

- Thông qua những câu truyện cười trên, ta có thể thấy con mắt nhìn cuộc sống, nhìn con người và nhìn đời của tác giả đang là rất tích cực. Tác giả sử dụng những mẩu truyện cười để châm biếm chứ không hề nói xấu người khác.

Câu 7. Viết một đoạn văn (khoảng năm đến bảy câu) trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm.

>>> Xem trả lời 

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Vắt cổ chày ra nước; May không đi giày trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 21/02/2023 - Cập nhật : 09/03/2023