logo

Soạn bài: Nhàn (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Nhàn chi tiết nhất. Với bản soạn văn 10 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học.


Soạn bài: Nhàn (chi tiết)


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 129 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Số từ “một” được lặp lại 3 lần “Một mai, một cuốc, một cần câu”

- Các danh từ:

+ “Mai”: dụng cụ dùng để đào đất

+ “Cuốc: dụng cụ dùng để xới đất lên

+ “Cần câu: dùng để câu cá

⇒ Con người sẵn sàng cho một cuộc sống thôn quê bình dị, nguyên sơ, chất phác với những dụng cụ đơn sơ, giản dị của nhà nông.

- Nhịp thơ 2/2/3 chậm rãi, gợi ra cuộc sống ung dung, chậm rãi, thảnh thơi của tác giả, nhà thơ như đang hòa mình, đắm chìm trong sự bình yên, thanh thản của chốn thôn quê.

⇒ Hai câu thơ cho thấy tác giả đang bắt đầu một cuộc sống thuần hậu nơi thôn dã với một tâm thế sống khoan thai, tự tại, không phải bận tâm chuyện chạy đua danh lợi, không còn là cuộc sống của bậc đại quan mũ cao áo dài nữa mà bây giờ là cuộc sống của một người nông dân bình thường, sống một cuộc đời mà mình mong muốn.

Câu 2 (trang 129 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Nơi “vắng vẻ” là nơi thanh tĩnh, mộc mạc, bình yên, ít người lui tới => cũng là nơi không phải tranh giành địa vị, quyền lợi

- Chốn “lao xao” là chốn ồn ào, tấp nập, nhiều người qua lại => cũng là chốn phồn hoa, chốn quan trường, nơi mà người ta tranh giành địa vị, phú quý, giàu sang.

- Quan điểm của tác giả:

+ Ta “dại” nên ta tìm đến nơi vắng vẻ, nơi bình yên để tâm hồn mình được thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên, được sống là chính mình.

+ Còn người “khôn” thì người tìm đến chốn lao xao, chốn cửa quyền danh lợi. Đó cũng là nơi nhiều cám dỗ mà người ta phải tranh đoạt vì địa vị, chức quyền.

⇒ Như vậy, tìm đến nơi vắng vẻ tưởng là dại nhưng thực sự lại là khôn. Còn tìm đến chốn lao xao tưởng là khôn hóa ra lại dại => Cái dại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dại khôn.

- Tác dụng của nghệ thuật đối: thể hiện nhân cách cao đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm không ham danh lợi, địa vị, muốn sống an yên, thảnh thơi, không tranh giành nơi thôn quê bình dị để tâm hôn luôn trong sạch, thanh cao, có thể hòa hợp với thiên nhiên đất trời, sống theo ý muốn của chính mình.

Câu 3 (trang 129 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Sản vật và khung cảnh sinh hoạt:

- Sản vật: thức ăn

+ Thu: măng trúc

+ Đông: giá

⇒ Cuộc sống đạm bạc, dân dã nhưng không khắc khổ với những đồ ăn gần gũi, quen thuộc với người nông dân.

- Khung cảnh sinh hoạt:

+ Xuân: tắm hồ sen

+ Hạ: tắm ao

⇒ Phong cách sống thanh cao, mộc mạc, hòa hợp với thiên nhiên

Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất đạm bạc, giản dị nhưng không hề khắc khổ, một cuộc sống với tâm hồn thanh cao, an nhàn, không cần phải đua chen, tranh giành, không màng vinh hoa phú quý => mang đến sự tự do, ung dung, tự tại, thanh thản.

Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật đối

- Nghệ thuật điệp

- Cách ngắt nhịp 4/3

⇒ Cuộc sống giản dị của bậc đại quan cáo quan về ở ẩn, sống cuộc đời của một người nông dân an nhàn, thanh cao, tự do, chan hòa với thiên nhiên đất trời.

Câu 4 (trang 130 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Ý nghĩa điển tích trong 2 câu thơ cuối: “Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hòe phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi” => phú quý chỉ là một giấc chiêm bao

- Nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: là một người với chân lí sống vĩ đại, cao cả, không màng phú quý danh lợi, sống giản dị, thanh cao, hòa hợp với thiên nhiên đất trời.

Câu 5 (trang 130 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: tránh xa nơi phồn hoa đô hội để tâm hồn được thanh thản, cao sang, hòa hợp với tự nhiên.

Đây là quan niệm sống đẹp, không tham vinh hoa phú quý mà đánh mất giá trị bản thân mình


Luyện tập

a. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm

b. Thân bài:

Phân tích nhan đề “Nhàn”:

- Nhàn: thảnh thơi, an nhiên

- Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao, sống chan hòa với thiên nhiên.

Vẻ đẹp thiên nhiên cuộc sống (hai câu đề và hai câu luận):

- Hai câu đề (câu 1 +2): vẻ đẹp cuộc sống lao động hòa hợp với thiên nhiên

+ Điệp từ “Một” lặp lại 3 lần

+ Liệt kê: “mai, cuốc, cần câu” => công cụ lao động đơn sơ, giản dị

⇒ Cuộc sống không giàu sang phú quý mà rất bình thường của người nông dân

+ “Thơ thẩn”: ung dung, khoan thai, thanh nhàn

+ “Dầu ai vui thú nào”: tác giả kiên định với sự lựa chọn sống nhàn của mình dù ngoài kia người người đua nhau để có địa vị danh lợi

+ Nhịp thơ 2/2/3 chậm rãi, gợi ra cuộc sống ung dung, chậm rãi, thảnh thơi của tác giả, nhà thơ như đang hòa mình, đắm chìm trong sự bình yên, thanh thản của chốn thôn quê.

⇒ Hai câu thơ cho thấy tác giả đang bắt đầu một cuộc sống thuần hậu nơi thôn dã với một tâm thế sống khoan thai, tự tại, không phải bận tâm chuyện chạy đua danh lợi, không còn là cuộc sống của bậc quan có chức cao mà bây giờ là cuộc sống của một người dân bình thường, sống một cuộc đời mà mình mong muốn.

- Hai câu luận (câu 5 + 6): vẻ đẹp cuộc sống sinh hoạt đạm bạc nhưng rất thanh cao

+ Bức tranh tứ bình bốn mùa xuân hạ thu đông => sự tuần hoàn của tự nhiên => tâm thế ung dung, thanh thản

+ Nghệ thuật điệp từ “ăn, tắm”: thu thì ăn măng trúc, đông lại ăn giá, xuân thì tắm ở hồ sen còn hạ tắm ở ao

⇒ cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất đạm bạc, giản dị nhưng không hề khắc khổ, một cuộc sống với tâm hồn thanh cao, an nhàn, không cần phải đua chen, tranh giành, không màng vinh hoa phú quý => mang đến sự tự do, ung dung, tự tại, thanh thản

Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Hai câu thực (câu 3 +4): quan điểm về dại và khôn của tác giả

+ Nghệ thuật đối: ta >< người, dại >< khôn, nơi vắng vẻ >< chốn lao xao

+ Nơi “vắng vẻ” là nơi thanh tĩnh, mộc mạc, bình yên, ít người lui tới => cũng là nơi không phải tranh giành địa vị, quyền lợi

+ Chốn “lao xao” là chốn ồn ào, tấp nập, nhiều người qua lại => cũng là chốn phồn hoa, chốn quan trường, nơi mà người ta tranh giành địa vị, phú quý, giàu sang.

+ Quan điểm của tác giả:

⇒ Ta “dại” nên ta tìm đến nơi vắng vẻ, nơi thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình để tâm hồn mình được an nhàn, thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên, được sống là chính mình.

⇒ Còn người “khôn” thì người tìm đến chốn lao xao, chốn cửa quyền danh lợi. Đó cũng là nơi nhiều thị phi mà người ta phải tranh đoạt vì địa vị, chức quyền.

Như vậy, tìm đến nơi vắng vẻ tưởng là dại nhưng thực sự lại là khôn. Còn tìm đến chốn lao xao tưởng là khôn hóa ra lại dại => Cái dại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dại khôn.

- Hai câu kết (câu 7 + 8): Nhân cách cao đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm

+ Điển tích: “Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hòe phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi” => phú quý chỉ là một giấc chiêm bao

+ Nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: là một người với chân lý sống vĩ đại, cao cả, không màng phú quý danh lợi, sống giản dị, thanh cao, hòa hợp với thiên nhiên đất trời.

c. Kết bài

- Khẳng định lại nội dung chính

-  Nêu quan điểm cá nhân


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác