logo

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - tiếp theo (chi tiết)


Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - tiếp theo (chi tiết)

Câu 1 (trang 127 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)   

- Tính cụ thể:

+ Địa điểm: trong phòng

+ Thời gian: giữa đêm khuya

+ Người kể: nhân vật Th.

+ Cách diễn đạt cụ thể qua những từ ngữ độc thoại:

- Tính cảm xúc:

+ Giọng kể đầy cảm xúc nội tâm nhân vật, đây là tiếng lòng của nhân vật vang lên trong đêm khuya yên tĩnh.

- Tính cá thể:

+ Đoạn trích là giọng nói của cô gái mang nhiều tâm trạng, suy nghĩ, lo lắng

Nhật ký giúp chúng ta thoải mái bộc lộ cảm xúc của mình đồng thời rèn luyện tập cách viết, cách hành văn.

Câu 2 (trang 127 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

* Câu ca dao 1:

- Cách xưng hô: “mình – ta”

- Cách diễn đạt cụ thể: “có nhớ ta chăng”, “hàm răng mình cười”

- Tính cảm xúc: lời của nhân vật “mình” và “ta” rất thân mật, gần gũi

* Câu ca dao 2:

- Cách gọi trìu mến “hỡi cô”, “với anh”, “lại đây”

- Diễn tả cụ thể: “yếm trắng lòa xòa”, “đập đất trồng cà”

- Lời tỏ tình của chàng trai yêu mến cô gái

Câu 3 (trang 127 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Điểm khác nhau:

+ Đoạn trích có những từ ngữ lặp lại nhiều lần “ơ, ai,…”

+ Cấu trúc câu cũng lặp đi lặp lại “Ơ tất cả dân làng này”, “Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói”…, “Ai chăn ngựa hãy đi bắt ngựa”, “Ai giữ voi hãy đi bắt voi”…,

⇒Sự khác nhau này là do đoạn trích mang đậm phong cách sử thi, sự lặp lại câu từ tạo nên giai điệu, nét riêng.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác