logo

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo) (ngắn nhất)


Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo)

Câu 1 (trang 127 sgk Văn 10 Tập 1)

a.

- Những hành vi và từ ngữ thể hiện tính cụ thể:

+ Có hoàn cảnh cụ thể của lời nói: trong đêm tĩnh mịch, trong phòng ngủ

+ Có người nói, mục đích nói (Nhân vật Th. Tự nhủ với mình).

- Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cảm xúc: những câu cảm thán, câu hỏi tu từ thể hiện cảm xúc của người viết: nghĩ gì đấy Th. Ơi?, đáng trách quá Th. ơi!

- Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cá thể: ngôn ngữ đậm chất chiến sĩ trẻ tuổi đang chiến đấu trong chiến tranh

b. Ghi nhật kí giúp người viết tăng khả năng diễn đạt và rèn luyện cách sử dụng từ.

Câu 2 (trang 127 sgk Văn 10 Tập 1)

* Câu ca dao thứ nhất

- Tính cụ thể:

+ Hoàn cảnh nói cụ thể: trong lúc chia li

+ có người nói và người nghe:  chàng trai và cô gái

- Tính cảm xúc: Cảm xúc bịn  rịn lưu luyến khi phải chia xa

- Tính cá thể: Lời nói chân tình, sâu sắc của chàng trai

* Câu ca dao thứ hai:

- Tính cụ thể:

+ Hoàn cảnh nói: buổi lao động

+ Người nói và người nghe:  chàng trai và cô gái

- Tính cảm xúc: Lời tỏ tình cũng có thể là lời đùa cợt

- Tính cá thể: Lời của một chàng trai lao động vui đùa, tế nhị.

Câu 3 (trang 127 sgk Văn 10 Tập 1)

Đoạn trích này là một đoạn đối thoại trong sử thi, tuy có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng vẫn có điểm khác nhau:

+  Đoạn văn sử dụng những lời nói hoa mĩ, ví von nhiều,  các từ thừa so với lời nói hàng ngày: ơ, phía bắc, phía nam, nhà giàu, ơ nghìn chim sẻ,…

+ Cách nói nhịp điệu: Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục,….

→ Giúp duy trì nhịp điệu cho câu chuyện, giúp câu chuyện mang đậm tính sử thi.

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác