logo

Soạn bài: Nhàn (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Nhàn ngắn nhất. Với bản soạn văn 10 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Soạn bài: Nhàn


Hướng dẫn soạn bài

Soạn bài: Nhàn

Câu 1 

- Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất:

+ Số từ “một” được lặp lại ba lần: tư thế sẵn sàng lao động.

+ Danh từ: mai, cuốc, cần => gắn liền với cuộc sống ruộng đồng của người nông dân

=> Câu thơ khắc họa hình ảnh người nông dân yêu lao động, trong tư thế sẵn sàng lao động

- Nhịp điệu hai câu thơ đầu:

+ Câu 1 nhịp thơ ngắt 2/2/3

+ Câu 2 nhịp thơ ngắt: 4/3

=> Cách ngắt nhịp của tác giả có sự mới mẻ sáng tạo cho thấy niềm vui vẻ và sẵn sàng lao động

=> Qua đó ta có thể thấy cuộc sống của nhà thơ khi cáo quan về quê ở ẩn rất giản dị ung dung và gắn liền với thôn quê

Câu 2 

- Nơi “vắng vẻ: là nơi không có những xô bồ, nơi yên bình để nghỉ ngơi

- Chốn “lao xao” là chốn chốn của sự bon chen tấp nập

- Quan điểm của tác giả về dại – khôn:

+ Trong quan điểm của tác giả ”dại” lại chính là  không dại bởi ở thời thế mà những kẻ xấu nắm quyền thì việc rút lui về ở ẩn là quyết định đúng đắn

+ “Khôn”” lại hóa không khôn: xã hội loạn lạc, bon chen ganh đua để đạt được danh vọng sẽ chỉ biến con người thành những kẻ xấu như bao kẻ xấu khác

=> Tác giả tự nhận mình dại, cho người khôn.

=> Cách nói ngược, hàm ý sâu sắc mang ý mỉa mai, hóm hỉnh

- Nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4: “khôn><dại””, “nơi vắng vẻ >< chốn lao xao”

=> Nghệ thuật đối đã cho thấy ngòi bút tài tình của tác giả khi muốn diễn đạt hàm ý ngược lại, với cách nói có phần mỉa mai, hóm hỉnh.

Câu 3 

- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6:

+ Các sản vật: thu ăn măng trúc, đông ăn giá

+ Cảnh sinh hoạt: xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

=> Đó là những món ăn hết sức gần gũi dân dã và những thú vui tao nhã trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Đó là cuộc sống đạm bạc mà thanh cao chứ không hề cơ cực, là sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên

- Giá trị nghệ thuật: Hai câu thơ với những hình ảnh dung dị mộc mạc, ngắt nhịp 4/3 đã cho thấy một sự chậm rãi, thảnh thơi như đang tận hưởng cuộc sống an nhàn của tác giả

Câu 4 

- Có thể thấy tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có nhân cách cao cả sáng ngời: lánh đục về trong, muốn tránh xa chốn quan trường bon chen để về tận hưởng cuộc sống tuổi già nơi thôn quê

- Đối với tác giả phú quý chỉ tựa như chiêm bao, chỉ có thiên nhiên và nhân cách con người là cái tồn tại mãi mãi

=> Quan niệm sống cao cả của một bậc đại nhân, đại chí.

Câu 5 

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: không màng danh vọng phú quý, lánh đục tìm trong để giữ cho mình một nhân cách đẹp

=> Đây là quan niệm sống tích cực bởi giữa xã hội đầy những bon chen tiêu cực, bị đồng tiền thao túng thì việc giữ cho mình một nhân cách đẹp không bị tha hóa là một quan niệm sống tích cực.


Luyện tập

Gợi ý:

a. Cảm nhận về cuộc sống của nhà thơ:

- Cuộc sống gắn liền với thôn quê dân dã:

+ Thảnh thơi, sẵn sàng lao động: Một mai một cuốc một cần câu/ Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

+ Sinh hoạt bình dị: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

b. Cảm nhận về con người của tác giả:

- Quan niệm sống tích cực: lánh đục tìm trong: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người tới chốn lao xao

- Coi thường vinh hoa phú quý, đề cao nhân cách con người: Rượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

=> Bài học về quan niệm sống, lẽ sống: Con người nên sống thanh thản, trân trọng và gìn giữ vẻ đẹp bình dị, nhân cách thanh cao thay vì chạy theo vật chất tầm thường.


Ý nghĩa nhan đề bài Nhàn

Soạn bài: Nhàn ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai


Các bản Soạn bài Nhàn khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác