logo

Bài Mùa xuân chín SGK 10 trang 50, 52 - Văn Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Mùa xuân chín SGK 10 trang 50, 52 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 

>>> Xem thêm: Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)


Chuẩn bị Soạn bài Mùa xuân chín

Câu 1 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Bạn có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc?

Lời giải 

- Những bài thơ: Vội vàng (Xuân Diệu), Mưa xuân (Nguyễn Bính), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Một dáng xuân (Phan Huy Hùng), Xuân về (Chu Minh Khôi)…

Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Điều gì khiến bạn có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?

Lời giải 

Ấn tượng: thiên nhiên ở mùa xuân hiện lên ngập tràn sức sống, tươi mới. Không chỉ miêu tả về cảnh sắc thiên nhiên mà con người xuất hiện trong các bài thơ về mùa xuân cũng mang nguồn cảm hứng khao khát, muốn sống trọn.


Đọc hiểu bài Mùa xuân chín


Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi (trang 50, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chú ý:

- Các vần được gieo trong bài thơ

- Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh;

- Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường.

Lời giải 

- Vần: ang (vàng, sang – làng, chang), ơi (trời, chơi), ây (mây, ngây).

- Từ ngữ: làn nắng ửng, nhà tranh lấm tấm vàng, bóng xuân sang, hổn hển, thầm thì.

- Từ ngữ ít gặp: gợn tới trời, đám xuân xanh, ý vị, mùa xuân chín.


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ nào và có thể gợi ra cho bạn những liên tưởng gì?

Lời giải

- Cấu tạo: danh từ và tính từ.

- Gợi liên tưởng về một mùa xuân đã tới, đạt đến độ “thơm ngon”, mang đặc trưng của xuân mà không thể lẫn được.

Câu 2 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào?

Lời giải 

Biểu hiện:

- Làn nắng ửng khói mơ tan.

- Nhà tranh lấm tấm vàng.

- Giàn thiên lí bóng xuân sang.

- Cỏ xanh tươi gợn tới trời.

- Gặp lúc mùa xuân chín sực nhớ làng.

Câu 3 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hãy nhận xét ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:

- Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.

- Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?

Lời giải 

- Khía cạnh 1:

+ Kết hợp từ láy với danh từ và tính từ: lấm tấm vàng, sột soạt gió, sông trắng nắng chang chang.

+ Hình ảnh “nhà tranh lấm tấm vàng” gợi sự lóng lánh. Ánh sáng của đất trời chiếu rọi vào ngôi nhà tranh mang đến một khung cảnh nên thơ, vô cùng lãng mạn. Cách ví von nặng sức gợi khiến ngôi nhà tranh như bừng sáng lên.

- Khía cạnh 2:

+ Khung cảnh xuân ở độ chín, đầy tươi mới, cảnh sắc thiên nhiên tràn đầy sức sống, thanh âm của sự trong veo, tinh khiết.

+ Mùa xuân như ưởng giai đoạn đẹp nhất của con người. Nó rạo rực, bừng bừng sức hút.

+ Mùa xuân cũng là lúc những người xa quê nhớ về quê nhà.

Soạn bài Mùa xuân chín SGK 10 trang 50, 52 - Văn Kết nối tri thức

Câu 4 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.

Lời giải 

- Cách ngắt nhịp: 4/3, 2/2/3.

- Cách gieo vần: gieo vần chân.

- Gây ấn tượng:

+ Câu 4 khổ 1, dấu “.” đặt ngay trong câu, gợi sự đọng lại, có vẻ như nhà thơ đang ngập ngừng điều gì đó.

+ Ngắt n- hịp giữa các khổ xen kẽ nhau làm nhịp điệu bài thơ trở nên linh hoạt, biến tấu, lúc vui tươi, dí dỏm, lúc trầm ngẫm suy tư.

- So sánh với bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

+ Qua đèo ngang: đặt trong chỉnh thể của luật, đối, niêm, vận. Nhịp 1/1/2/3, gieo vần ở chữ cuối các câu chẵn.

+ Mùa xuân chín: nhịp thơ tùy vào từng khổ, cách gieo vần có sự linh hoạt, không gò bò.

Có thể thấy, mức độ chặt chẽ của bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật là tuyệt đối so với bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử. 

Câu 5 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?

Lời giải 

- Hình ảnh:

+ Bao cô thôn nữ hát trên đồi.

+ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

+ Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.

+ Khách xa… lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.

+ Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.

- Gắn với nhân vật trữ tình là hình ảnh khách xa.

- Hình ảnh cô thôn nữ hát ca, một trong số đó có người đi lấy chồng là đối tượng quan sát.

- Hình ảnh người chị gánh thóc là đối tượng nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình.

Câu 6 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Lời giải 

Mối liên hệ: Đây đều là phương tiện để thông qua đó, nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc của mình. Từ dòng cảm tinh tế nhận biết xuân đã bước vào độ chín, lòng mang đầy sự vui tươi thì bỗng chùng lại khi nghe tin, một trong các cô thôn nữ bỏ cuộc chơi đi lấy chồng và lời thắc mắc về hình ảnh người chị gánh thóc năm xưa, liệu có còn gánh nữa không. Nhân vật trữ tình đang hoài niệm lại về mùa xuân từng tồn tại trong tâm trí.

Câu 7 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Lời giải 

Cảm nhận:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ hiện lên là một người tinh tế, yêu thiên nhiên. Điều này được biểu lộ qua việc nhân vật cảm được độ chín của mùa xuân. Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi như thế nào khi xuân tới, nào là làn nắng ửng khói mơ tan, là ngôi nhà tranh vệt chiếu những ánh sáng, nào là thanh âm của tiếng gió sột soạt trên tà áo, và cả trên giàn thiên lí, đã thấy mùa xuân sang. Xuân đã tới! Xuân mang một sự tươi mới, đầy nhựa sống, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, hài hòa. 

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người mang nhiều suy tư. Ở độ tuổi xuân mơn mởn, những cô thôn nữ với tiếng hát say đắm lòng người, có cô rời cuộc chơi để đi lấy chồng, khiến nhân vật trữ tình không khỏi rầu rĩ, buồn lòng. Và chính những lần xuân như thế, nỗi nhớ quê hương chực trào lên tâm hồn của những người con xa quê khiến ta không khỏi xót xa, đồng cảm. Hình ảnh cô gái gánh thóc năm xưa, bây giờ liệu còn làm nữa hay không? Hình ảnh con người hiện lên trong suy nghĩ của nhân vật trữ tình mang một nỗi hoài niệm, nỗi buồn man mác.


Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hay một hình ảnh gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.

Lời giải 

Câu thơ để lại ấn tượng cho em trong bài thơ Mùa xuân chín của nhà thơ Hàn Mặc Tử đấy chính là “Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín / Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng”. Hai câu này cất lên mang đầy nỗi buồn đến xót xa. Khách xa, từ bao giờ, những người con xa quê trở thành một người lạ lẫm. Mùa xuân, mùa của sự đoàn viên, tụ họp, ấy mà, đáng thương thay, người xa quê không thể về bên gia đình vào những ngày đấy. Họ chỉ đành hoài niệm về ngày xưa cũ. Hai chữ “bâng khuâng” đã nói lên tất cả. Có lẽ nhân vật trữ tình cũng đã hoặc đang xa quê nên mới có thể cảm nhận được những rung động đấy. Có nỗi nhớ nào bằng nỗi niềm xa quê. Câu thơ thốt lên, bạn đọc không khỏi ngậm ngùi. Như chạm vào đáy lòng, giọng thơ bỗng chùng xuống, mang cảm giác đau đáu, xót xa.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Kết nối tri thức 

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Mùa xuân chín SGK 10 trang 50, 52 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 03/07/2023