logo

Bài Chùm thơ hai - cư Nhật Bản SGK 10 trang 45, 46 - Văn Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản SGK 10 trang 45, 46 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức tập 1 Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 

>>> Xem thêm: Chùm thơ hai-cư Nhật Bản - Mát-chư-ô Ba-sô, Chi-ô, Cô-ba-y-a-si Ít-sa (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)


Chuẩn bị Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Bài thơ ngắn nhất mà bạn từng đọc là bài thơ nào? Điều gì khiến nó được lưu mãi trong tâm trí bạn?

Lời giải 

Đến thời điểm hiện tại, bài thơ ngắn nhất mà em từng đọc đó là bài Nam quốc sơn hà.

Điều khiến em lưu mãi đó chính là được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, đã khẳng định được chủ quyền của dân tộc Việt Nam.


Đọc hiểu bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản


Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hình dung về màu sắc, không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ.

Lời giải 

Hình dung:

- Màu sắc: đen, vàng.

- Không khí: yên tĩnh, đượm buồn.

Câu 2 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi cho bạn là gì?

Lời giải 

Gợi cho em hình ảnh hoa triêu nhan quấn quanh sợ dây gàu.

Câu 3 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?

Lời giải 

Đặc điểm:

- Con ốc: chậm chạp, lề mề, có kích thước nhỏ.

- Núi Fu-ji: nổi tiếng ở Nhật Bản, to lớn, hùng vĩ.

Soạn bài Chùm thơ hai - cư Nhật Bản SGK 10 trang 45, 46 - Văn Kết nối tri thức

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.

Lời giải 

- Bài 1: con quạ.

- Bài 2: hoa triêu nhan.

- Bài 3: con ốc.

Đặc điểm chung: đều là những sự vật nhỏ bé.

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.

Lời giải 

Mối quan hệ: Con quạ đen đậu cành khô trong một buổi chiều thu yên tĩnh, đượm buồn.

Câu 3 (trang 46, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?

Lời giải

- Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện dàn hoa triêu nhan quấn quanh những dây gàu bên giếng.

- Vì hoa triêu nhan là loại dây leo, quấn vào dây gàu để nở. Có thể thấy, hoa triêu nhan đang tìm cho mình sự sống. Nhà thơ thấy nó, không đành tước đi sức sống tiềm tàng của dàn hoa triêu nhan nên Chi – ô đã sang nhà kế bên để xin nước.

Câu 4 (trang 46, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc” và núi “Fu-ji”, hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này.

Lời giải 

Nhận xét: con ốc và núi Fu-ji đối lập nhau về đặc điểm nhưng khi thấy hình ảnh con ốc đang lê thân mình lên núi, đã mang một ý nghĩa biểu tượn vô cùng lớn lao. Đó là sức mạnh, ý chí, tinh thần quật cường vượt khó khăn để chinh phục đỉnh cao.

Câu 5 (trang 46, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc?

Lời giải 

Khơi gợi sự đượm buồn trong lòng người đọc. Chiều thu im ắng, con quạ đen đậu trên cành khô. Những sự vật đơn lẻ, nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn. Một cảm giác hiu quạnh, cô đơn cuốn lấy mang cảm giác rỗng, buồn thê lương tới người đọc.

Câu 6 (trang 46, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.

Lời giải 

Ý nghĩa triết lí: phải biết trân trọng những sự vật xung quanh mình. Mỗi một sự vật đều có một sự sống riêng. Nếu chúng ta không để ý, quan tâm, nâng niu nó, thì sự sống của những sinh vật nhỏ bé ấy sẽ mất đi.

Câu 7 (trang 46, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?

Lời giải 

Cảm nhận:

Hành trình leo lên đỉnh núi Fu-ji của con ốc sên gợi cho em suy nghĩ về ý chí, tinh thần nghị lực, không được khuất phục khó khăn. Bởi, suy cho cùng, mỗi chúng ta hiện diện trên cuộc đời này, tựa như những con ốc nhỏ bé đang tìm kiếm cho mình một giấc mơ để thực hiện nó. Nếu chúng ta không có tinh thần, dám đối mặt để chinh phục thì khó lòng để thành công. Núi Fu-ji như những thử thách mà chúng ta phải đối mặt hằng ngày vậy. Trên cuộc đời, có biết bao nguy hiểm, khó khăn đang chờ ta, chúng ta chỉ có thể cố gắng đi qua, để tiến tới hành trình khác, cao lớn hơn, có ý nghĩa hơn. Và nhất là, không được từ bỏ. 


Kết nối đọc - viết

Từ việc đọc ba bài thơ trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.

Lời giải 

Gợi ý:

Ở thể thơ hai-cư, điều em thấy thú vị đó là bài thơ ngắn, chỉ có 3 câu, ngôn ngữ cô đọng, thường có 2 hình ảnh liên kết với nhau mang tính biểu tượng. Tuy ngắn nhưng qua sự tìm hiểu về 3 bài thơ, có thể thấy rằng, nội dung mà tác giả muốn truyền tải được thể hiện rõ ràng, ngụ ý trong từ. Để có thể hiểu được bài thơ, người đọc cũng cần có vốn hiểu biết nhất định bởi câu từ quá ngắn, nếu không có sự am hiểu sẽ rất khó để hiểu được bài thơ muốn truyền tải thông điệp gì. Nhưng cũng chính bởi sự mới lạ, độc đáo về thể thơ, hình thức mà thu hút được người đọc.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Kết nối tri thức 

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản SGK 10 trang 45, 46 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 03/07/2023