logo

Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (ngắn nhất)


Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (ngắn nhất)


I. SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ KỂ, TẢ VÀ BIỂU LỘ TÌNH CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Các yếu tố miêu tả trong đoạn trích:

+Xe chạy chầm chậm…ríu cả chân lại.

+Mẹ tôi không còm cõi xơ xác.

+Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng…hai gò má.

-Các yếu tố biểu cảm trong đoạn trích:

+Thể hiện sự suy nghĩ: Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp …thuở còn sung túc.

+Thể hiện sự hồi tưởng: Phải bé lại và lăn vào lòng…êm dịu vô cùng.

+Thể hiện sự cảm nhận: Những cảm giác ấm áp…thơm tho lạ thường.

Các yếu tố này đứng đan xen với các yếu tố tự sự.

2. Bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm:

  “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

  Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

  Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.”

-Đối chiếu với đoạn văn gốc ta thấy đoạn văn mới có sự liên kết rời rạc, khô khan, khó để tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ khiến cuộc gặp gỡ không chân thật.

-Vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong việc kể chuyện là giúp việc kể chuyện được mạch lạc, có sự thống nhất, người đọc có thể tưởng tượng ra trong đầu về những sự việc, hình ảnh có trong câu chuyện đó.

3. Bỏ hết các yếu tố kể, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ có nội dung khó hiểu.

Vai trò về yếu tố kể người, kể việc trong văn bản tự sự là tạo ra nội dung cốt truyện.


II. LUYỆN TẬP

Câu 1:

Đoạn văn có yếu tố biểu cảm và miêu tả:

-“ Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

  Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng…”- Tôi đi học ( Thanh Tịnh).

Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn cho thấy sự hồi tưởng về những kí ức đẹp buổi tựu trường đầu tiên.

-“ Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

-Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

  Rồi chị túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chổng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.” – Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố ).

Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn cho thấy sự đấu tranh quyết liệt của chị Dậu.

-“ Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đnag vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.” –Lão Hạc (Nam Cao ).

Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn cho thấy suy nghĩ của nhân vật tôi cùng cái chết đày đau đớn của lão Hạc.

Câu 2:

Gợi ý:

Đã vài năm rồi tôi không gặp nó kể từ ngày nó theo ba mẹ vào miền Nam làm ăn chúng tôi mất liên lạc. Trước khi đi chúng tôi hứa hẹn sẽ thường xuyên gửi thư cho nhau, nhưng rồi đã lâu tôi không nhận được một lá thư nào. Những tưởng tình cảm bao năm cứ vậy vì xa cách mà thành những người dưng. Nào ngờ Tết năm nay gặp lại, vẫn là những cảm xúc vẹn nguyên như lúc đầu. Tóc nó được tạo kiểu, khuôn mặt bầu bĩnh đáng yêu như ngày nào. Nó cười thật tươi và chạy đến ôm chầm lấy tôi ngay lập tức:

- Tao nhớ mày chết đi thôi!

Thứ tình cảm ấp áp không tên như sống lại. Chỉ cần nụ cười tươi rói đó, chúng tôi luôn luôn là tri kỉ của nhau.

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ngắn nhất | Soạn văn 8 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác