logo

Soạn bài: Nói giảm nói tránh (ngắn nhất)


Soạn bài: Nói giảm nói tránh (ngắn nhất)


I. NÓI GIẢM NÓI TRÁNH VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI GIẢM NÓI TRÁNH

1. Phân tích

- Câu “ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-Nin và các vị cách mạng đàn anh khác” ý chỉ Bác đang nói tránh về việc mình sẽ chết đi theo những bậc tiền bối.

- Từ “ đi” chỉ cái chết, sự ra đi.

- Từ “ chẳng còn” chỉ cái chết

Người ta sử dụng những câu, từ trên để làm giảm bớt đi sự ghê sợ, mất mát và đau thương của cái chết.

2. Tác giả dùng từ “ bầu sữa “ mà không dùng từ khác, đây là một cách nói tế nhị, tránh sự thô tục.

3. Câu “ con dạo này không được chăm chỉ lắm “ có sự tế nhị, người nghe sẽ tự nhận thức được sự sai trái của mình mà không bị tổn thương.


II. LUYỆN TẬP

1. Điền từ:

a, đi nghỉ.

b, chia tay nhau.

c, khiếm thị.

d, có tuổi.

e, đi bước nữa.

2. Các câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh là:

a2, b2, c1, d1, e2.

3. Đặt câu:

Cậu mặc màu đỏ này không hợp lắm, mình thấy cậu thích họp với màu vàng hơn.

Chiếc váy này hơi ngắn.

Bài văn này chưa được chặt chẽ lắm.

Cách trang trí này chưa được nổi bật, cần xem xét lại.

Kiểu tóc này chưa hợp lắm với khuôn mặt của bạn.

4. Nói giảm nói tránh được dùng trong nhiều trường hợp nhưng đối với trường hợp cần sự thẳng thắn, phân tích đúng sai rõ ràng thì không nên dùng.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác