logo

Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (chi tiết)


Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (chi tiết)


I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Câu 1 (trang 73 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Miêu tả là làm nổi bật đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… qua ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật.

- Biểu cảm là sự biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi sự đồng cảm của người đọc.       

Câu 2 (trang 73 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Miêu tả trong văn tự sự không hoàn toàn giống miêu tả trong văn miểu tả bởi vì trong văn tự sự miêu tả không phải yếu tố chính như trong văn miêu tả.

Biểu cảm trong văn tự sự và biểu cảm trong văn biểu cảm:

- Giống: nêu lên tình cảm, cảm xúc, cách nhìn nhận của người viết đối với sự vật, sự việc.

- Khác:

+ Trong văn biểu cảm: yếu tố chính là biểu cảm

+ Trong văn tự sự: biểu cảm là yếu tố phụ, bên cạnh yếu tố chính là yếu tố tự sự để làm nổi bật câu chuyện hơn.

Câu 3 (trang 73 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Căn cứ vào việc các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng đã hỗ trợ cho mạch tự sự làm nổi bật câu chuyện như thế nào: miêu tả nhân vật, cảnh vật có rõ ràng không?, thái độ biểu cảm của tác giả thể hiện như thế nào?, điều đó giúp cho câu chuyện hấp dẫn như thế nào?. 

Câu 4 (trang 73 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đoạn trích trên là văn bản tự sự vì đoạn văn có nội dung một câu chuyện ngắn lúc ban đêm giữa cô chủ và nhân vật tôi, có hai nhân vật, có lời thoại, có khung cảnh xung quanh.

Yếu tố miêu tả vả biểu cảm:

- Miêu tả:

+ Cảnh ban đêm

+ Miêu tả cô chủ, cảnh bầu trời ngàn sao

- Biểu cảm:

+ Cảm xúc của nhân vật tôi khi cô chủ dựa vào vai mình ngủ.

Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả tự sự cho đoạn trích bởi đoạn trích đã giúp chúng ta hình dung một cách cụ thể, chân thực và đầy cảm xúc trong buổi đêm ngàn sao và câu chuyện của cô gái cùng nhân vật tôi.   


II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

Câu 1 (trang 75 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

a. Liên tưởng

b. Quan sát

c. Tưởng tượng

Câu 2 (trang 75 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Người viết cần thực hiện đủ các yếu tố quan sát, liên tưởng, tưởng tượng thì mới làm tốt được việc miêu tả trong văn tự sự

Câu 3 (trang 75 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Chọn đáp án D vì không chỉ có cảm xúc của người kể mà còn do nhiều yếu tố tác động


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Trong văn bản “Tấm Cám”:

- Yếu tố miêu tả: miêu tả hình ảnh Tấm và Cám

- Yếu tố biểu cảm: thái độ của mẹ con Cám lúc thấy Tấm được rước vào cung

Nhà văn kết hợp miêu tả và biểu cảm trong cùng câu văn làm cho bức tranh thu hiện lên một vẻ đẹp rất lạ.

Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Sử dụng yếu tố miêu tả:

+ Tả khung cảnh thành phố trước khi về quê

+ Khung cảnh lúc đón xe về quê

+ Khung cảnh quê hương

+ Nhà cửa, bố mẹ, người thân, gia đình

- Sử dụng yếu tố biểu cảm:

+ Cảm xúc háo hức, nhớ mong, đợi chờ như thế nào trước khi về quê

+ Cảm xúc trên đường về quê như thế nào

+ Cảm xúc khi thấy nhà và thấy gia đình thân yêu sau nhiều ngày xa cách

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác