logo

Soạn bài: Tấm Cám (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Tấm Cám chi tiết nhất. Với bản soạn văn 10 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học.


Soạn bài: Tấm Cám (chi tiết)


Khái quát chung

1. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “và hằn học của mẹ con Cám”: Tháng ngày khó khăn sống với mẹ con Cám của Tấm trước khi vào cung và hành trình thử giày rồi trở thành vợ vua.

- Phần 2 (tiếp theo đến “têm trầu để cho bà ngồi bán hàng”): Mẹ con Cám giết Tấm và những lần hóa thân của Tấm.

- Phần 3 (còn lại): Nhà vua tìm được Tấm và hai người sống hạnh phúc bên nhau.

2. Tóm tắt

Mẹ mất sớm, cha lấy vợ mới, sau khi cha mất, Tấm ở với dì ghẻ và Cám. Mẹ con Cám luôn bắt nạt, hành hạ Tấm. Khi Tấm và Cám cùng đi bắt cá, Cám đã lừa Tấm lấy hết cá, đến con cá bống cuối cùng Tấm nuôi mẹ con Cám cũng giết và ăn thịt. Trong một lần nhà vua mở hội, dì ghẻ đã lấy thóc gạo trộn lẫn với nhau và bắt Tấm ngồi nhặt xong thóc ra thóc, gạo ra gạo thì mới được đi. Nhưng nhờ Bụt giúp đỡ, thóc gạo đã nhặt xong và Tấm cũng có quần áo mới đi trẩy hội. Trên đường đi, Tấm làm rơi một chiếc giày, nhà vua nhặt được và thông báo ai đi vừa thì vua sẽ lấy làm vợ. Tấm trở thành vợ vua, sau đó bị mẹ con Cám giết hại nhiều lần, Tấm hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Sau nhiều lần hồi sinh, Tấm cũng trở lại hình dáng ban đầu và sống với bà cụ bán nước. Cuối cùng, sau nhiều lần nhà vua đã tìm được Tấm và hai người sống hạnh phúc bên nhau, Cám và dì ghẻ bị phạt vì tội ác của mình.


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 72 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Diễn biến của truyện:

- Cám lười nhác không chịu bắt cá nên cuối ngày đã lừa Tấm và trút hết cá trong giỏ của Tấm sang giỏ của mình để có thể nhận được yếm đỏ từ mẹ.

- Mẹ con Cám lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa, ở nhà bắt cá bống Tấm nuôi ở giếng về làm thịt.

- Nhà vua mở hội, già trẻ gái trai các làng nô nức đi xem, mẹ con Cám cũng vậy. Thế nhưng, mụ dì ghẻ độc ác lại không cho Tấm đi, bắt Tấm ở nhà nhặt thóc ra thóc gạo ra gạo.

- Khi thấy Tấm thử vừa giày và được rước vào cung, mẹ con Cám nhìn Tấm ngạc nhiên và đầy hằn học

- Mẹ con Cám giết Tấm nhiều lần và Tấm biến thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị

⇒ Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám:

+ Đó là mâu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng, giữa chị em cùng cha khác mẹ

+ Mụ dì ghẻ độc ác và con Cám xấu xa luôn bắt nạt, đày đọa, làm đủ mọi cách khiến cho Tấm phải khổ hết lần này đến lần khác.

+ Lúc đầu Tấm chỉ biết khóc và nhờ đến sự giúp đỡ của Bụt

 + Càng về sau Tấm tự mình đấu tranh mạnh mẽ, và cũng để tìm được hạnh phúc cho chính mình.

Câu 2 (trang 72 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Tấm hóa thân thành chim vàng anh => Tấm là người có tâm hồn trong sáng, hiền hậu và đã chủ động đấu tranh hơn, không còn yếu đuối như trước nữa

- Hóa thân thành cây xoan đào => khung cửi => Tấm với một sức mạnh vững vàng, mạnh mẽ hơn.

- Hóa thân thành quả thị => thân thuộc, gần gũi, đó cũng chính là tấm lòng hiền hậu, dịu dàng tỏa ngát hương thơm của Tấm

⇒ Quá trình biến hóa của Tấm không những cho ta thấy vẻ đẹp tấm hồn, tấm lòng hiền dịu, trong sáng, bình dị của Tấm mà con cho ta thấy được sự mạnh mẽ của cô Tấm hiền lành đang đấu tranh để giành lấy hạnh phúc, trừng trị kẻ độc ác, xấu xa.

Câu 3 (trang 72 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Hành động trả thù của Tấm là hành động cuối cùng của sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác và cái thiện thì luôn luôn chiến thắng, tồn tại còn cái ác sẽ bị tiêu diệt tận gốc.

Câu 4 (trang 72 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Bản chất mâu thuẫn và xung đột trong truyện:

+ Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng

+ Tấm đại diện cho cái thiện còn mẹ con Cám đại diện cho cái ác. Đó cũng chính là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, giữa người áp bức và kẻ bị áp bức trong xã hội


Luyện tập

Những đặc trưng của truyện cổ tích thần kì trong “Tấm Cám”:

- Các yếu tố thần kì:

+ Ông Bụt xuất hiện giúp đỡ Tấm

+ Xương cá bống biến thành quần áo, giày,…

+ Tấm chết biến thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị

- Truyện kể về số phận của con người bình thường trong xã hội:

+ Câu chuyện dì ghẻ con chồng trong xã hội xưa:

“Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”

- Kết thúc: cái thiện luôn chiến thắng cái ác. 


Tổng két tác phẩm

Soạn bài: Tấm Cám (chi tiết) | Soạn văn 10 hay nhất


Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác