logo

Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (ngắn nhất)


Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự


I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Câu 1 (trang 73 sgk Văn 10 Tập 1)

- Miêu tả: Sử dụng hiểu biết của tác giả, thông qua quan sát để làm nổi bật sự vật sự việc

- Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết thông qua miêu tả, tự sự,..

Câu 2 (trang 73 sgk Văn 10 Tập 1)

- Miêu tả trong văn biểu cảm khái quát và sơ sài hơn miêu tả trong văn bản miêu tả

- Biểu cảm trong văn tự sự và biểu cảm trong văn biểu cảm:

+ Giống nhau:  đều bộc lộ cảm xúc của người viết

+ Khác nhau: biểu cảm trong văn tự sự chỉ là một phần nhỏ trong suốt văn bản tự sự, còn biểu cảm trong văn biểu cảm là cảm xúc xuyên suốt là mạch viết chính của người viết

Câu 3 (trang 73 sgk Văn 10 Tập 1)

- Căn cứ vào khả năng gợi tả, gợi cảm xúc ở người đọc để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Câu 4 (trang 73 sgk Văn 10 Tập 1)

- Đoạn trích trên là một đoạn tự sự vì có nhân vật và cốt truyện, người kể chuyện

- Yếu tố miêu tả: tả bầu trời đêm, sao, miêu tả hành động của nhân vật

- Yếu tố biểu cảm: Cảm xúc của nhân vật tôi khi ngồi cạnh Xte-pha-net

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp người đọc hình dung rõ khung cảnh diễn ra sự việc và cảm nhận được cảm xúc nhân vật tôi – chàng trai chăn cừu ngây thơ khi ngồi cạnh cô chủ xinh đẹp Xte-pha-nét. Nếu không có các yếu tố này, câu chuyện được kể lại sẽ khô khan, không hấp dẫn.


II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

Câu 1 (trang 75 sgk Văn 10 Tập 1)

a. Liên tưởng

b. Quan sát

c. Tưởng tượng

Câu 2 (trang 75 sgk Văn 10 Tập 1)

- Khi miêu tả cần tích hợp với liên tưởng, tưởng tượng để có thể khiến sự vật được miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn hơn

- Sự liên tưởng làm đoạn trích ở mục I.4 trở nên sinh động hơn :

+ Cô gái trông như một chú mục đồng của nhà trời, nơi có những đám cưới sao

+ Trông cuộc hành trình trầm lặng, ngoan ngoãn của ngàn sao gợi nghĩ đến đàn cừu lớn

Câu 3 (trang 75 sgk Văn 10 Tập 1)

Ý (d) không chính xác, vì khi sử dụng biểu cảm trong văn tự sự không thể chỉ dựa trên cảm xúc, rung động của người viết mà còn dựa trên quan sát thực tế và những liên tưởng, tưởng tượng.


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 76 sgk Văn 10 Tập 1)

a. Sử dụng ngữ liệu: đoạn trích kể lại cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao Mxây

- Yếu tố miêu tả trong truyện đã góp phần khắc họa chân dung người anh hùng Đăm Săn, tạo nên sự đối lập với Mtao Mxay hèn nhát. Đồng thời làm cho cảnh ăn mừng chiến thắng hiện lên sinh động, hoành tráng.

- Yếu tố biểu cảm đã cho thấy thái độ trân trọng, tôn kính của người dân buôn làng đối với người anh hùng Đăm Săn

b. – Yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp người đọc dễ dàng hình dung vẻ đẹp thơ mộng của mùa thu và những rung cảm của tác giả đối với mùa thu

- Yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp đoạn trích khơi gợi ở người đọc những cảm nhận lý thú, lạ lẫm

Câu 2 (trang 76 sgk Văn 10 Tập 1)

Gợi ý: Kể về chuyến về thăm quê hương

- Yếu tố miêu tả:

+ Cảnh vật trên đường về quê

+ Cảnh làng quê

+ Họa động ở quê

- Yếu tố biểu cảm:

+ Cảm xúc khi ngồi trên xe về quê

+ Cảm nhận về làng quê

+ Tình cảm với người thân ở quê hương

Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (ngắn nhất)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác