logo

Soạn bài: Lập dàn ý bài văn nghị luận (Chi tiết)


Soạnh bài: Lập dàn ý bài văn nghị luận (Chi tiết)


I. Tác dụng của việc lập dàn ý.

1. Khái niệm: Lập dàn ý là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản.

2. Tác dụng của việc lập dàn ý:

- Giúp người viết có bố cục bài rõ ràng (3 phần)

- Giúp người viết nắm bắt khái quát được nội dung chính (luận điểm, luận cứ, luận chứng triển khai trong bài viết).

- Tránh được xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót ý hoặc không cân xứng giữa các ý.

- Chủ động được thời gian và phân phối thời gian hợp lí tránh “đầu voi đuôi chuột”


II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận bao gồm 2 bước:

1. Tìm ý cho bài văn.

Tìm ý cho bài văn là tìm hệ thống luận điểm (ý lớn), luận cứ (ý nhỏ) cho bài văn. Muốn tìm ý phải căn cứ vào yêu cầu về thao tác.

Đề ra có hai thao tác chính là giải thích và bình luận vì vậy trước tiên chúng ta phải xác định được bài văn cần làm sáng tỏ luận đề: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”

Tiếp đó sẽ đi sâu vào tìm hiểu những luận điểm và luận cứ:

- Luận điểm 1: - Hiểu câu nói ấy như thế nào?

+ Sách là gì

+ Chân trời mới là gì?

Luận điểm 2: - Tại sao sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới.

+ Sách đem lại cho con người những hiểu biết về nhiều mặt.

+ Sách hé mở cuộc sống tương lai.

Luận điểm 3: - Nêu rõ vấn đề cần bình luận, vai trò của sách đối với cuộc sống con người.

+ ý kiến ấy đúng hay sai?

+ Nó có ý nghĩa như thế nào?

+ Liệu trong cuộc sống có người nào không  cần đến sách không?

+ Trách nhiệm của chúng ta với sách

+ Đọc sách như thế nào là tốt nhất.

 2. Lập dàn ý:

Mở bài: Trực tiếp hoặc gián tiếp, song phải giới thiệu được câu nói của Mác- xim Go-rơ-ki.

Thân bài:

- Lần lượt sắp xếp các luận điểm, luận cứ cho hợp lí.

- Triển khai các luận điểm, luận cứ một cách logíc, mạch lạc. Xác định luận điểm chính cần triển khai nhiều nhất...

Kết bài:

- Nhìn lại quá trình nghị luận

- Mở ra hướng mới tìm hiểu về sách.  


III. Luyện tập.

Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ Văn 10 tập 2) 

a. Bổ sung các ý thiếu.

- Đức và tài có mối quan hệ khăng khít với nhau.

- Đức và tài là hai phẩm chất cần có trong một cá nhân con người.

b. Lập dàn ý.

- Mở bài: Trực tiếp hoặc gián tiếp miễn sao giới thiệu được câu nói của Bác.

Lời dạy có ý nghĩa sâu sắc với việc rèn luyện, tu dưỡng của con người.

Thân bài:

- Hiểu câu nói của Bác như thế nào?

+ Tài, đức là gì, biểu hiện như thế nào?

+ Tại sao “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”, biểu hiện?

- Bàn luận về lời nhận định của Bác

+ Bác yêu cầu chúng ta phải biết kết hợp giữa tài và đức

+ Vấn đề đó đúng hay sai?

+ Nó có ý nghĩa như thế nào?

+ Liệu trên đời này có người nào chỉ nghiêng về luyện tài hoặc rèn đức không.

+ Việc làm ấy có nên không.

Kết bài: Làm thế nào để rèn đức, luyện tài.

+ ý kiến bản thân

Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

1. Mở bài: Giới thiệu được câu tục ngữ: “Cái khó bó cái khôn”

2. Thân bài:

a. Hiểu câu tục ngữ như thế nào?

+ Thế nào là cái khó?

+ Cái khó bó cái khôn ở chỗ nào?

b. Chúng ta nên vận dụng câu tục ngữ này như thế nào cho đúng.

+ Câu tục ngữ có ý đúng ở chỗ nào

+ Câu tục ngữ có ý chưa đúng ở chỗ nào

+ Câu tục ngữ cho ta bài học quý như thế nào

* Cần để tâm đến điều kiện khách quan nhưng đừng lệ thuộc vào điều kiện đó.

* Đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí nghị lực vượt qua khó khăn.

+ ý nghĩa câu tục ngữ

c. Kết bài:

- Hoàn cảnh khó khăn ta càng vươn lên tích cực

+ Cái khó ló cái khôn

+ Gian nan rèn luyện mới thành công

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác