logo

Soạn bài: Lập dàn ý bài văn nghị luận (ngắn nhất)


Soạn bài: Lập dàn ý bài văn nghị luận


I. Tác dụng của việc lập dàn ý


II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

1. Tìm ý cho bài văn

a) Xác định luận đề

- Bài văn cần làm sáng tỏ vấn đề: vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người

- Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó: Hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó

b) Xác định luận điểm

- Sách là gì? – Sách là một sản phẩm ghi lại những hiểu biết của con người từ đời này sang đời khác

- Sách có tác dụng như thế nào? – Sách là nguồn tri thức bất tận, giúp con người mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh và là người bạn làm giàu đẹp tâm hồn con người

- Thái độ đối với sách và việc đọc sách như thế nào? – Cần biết trân trọng sách và có thói quen lựa chọn sách tốt để đọc

c) Tìm luận cứ cho các luận điểm

- Đối với luận điểm 1 (Sách là sản phẩm tinh thần kỳ diệu của con người):

+ Sách là sản phẩm thuộc lĩnh vực nào của con người? – Lĩnh vực tinh thần.

+ Sách phản ánh, lưu giữ những thành tựu gì của nhân loại? – Tri thức, nguồn tri thức vô cùng đa dạng từ tự nhiên đến văn hóa, từ giáo dục đến nghệ thuật,...

+ Sách có chịu ảnh hưởng của thời gian và không gian không? – Sách là sợi dây liên kết không gian và thời gian khác nhau

- Đối với luận điểm 2 (Sách mở rộng những chân trời mới):

+ Sách đem lại cho con người những hiểu biết gì về tự nhiên và xã hội? – những kiến thức toàn diện, sâu xa về thế giới tự nhiên đầy thú vị và thế giới xã hội đa dạng muôn màu

+ Sách có tác dụng như thế nào với cuộc sống riêng tư và quá trình tự hoàn thiện mình? – Sách như một người bạn gắn bó với con người, chia sẽ với con người, giúp con người tìm được sự an ủi giải thoát về mặt tinh thần và dần hoàn thiện chính mình

- Đối với luận điểm 3 (Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách):

+ Thái độ của anh (chị) đối với các loại sách? – Cần biết trân trọng giữ gìn sách đồng thời luyện cho bản thân có được sự thông thái khi chọn sách để chọn được những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của chính mình

+ Đọc sách như thế nào là tốt nhất? – Cần biết đọc chậm, đọc để suy ngẫm, không đọc vội chỉ để lấy số lượng. Nên duy trì thói quen đọc sách

2. Lập dàn ý

a) Mở bài:

Nên mở bài gián tiếp, khái quát vai trò của sách và dẫn dắt trích dẫn câu nói của M.Go-rơ ki

b) Thân bài:

- Nên sắp xếp trình tự luận điểm và luận cứ cho từng luận điểm từ luận điểm 1 đến luận điểm 3 như cách trả lời câu 1

- Cần triển khai luận cứ cho luận điểm 2 nhiều nhất vì đây là chủ đề chính của bài nghị luận

- Để dàn ý được rõ ràng cần đánh dấu bằng số thứ tự hoặc các dấu *, - để phân biệt ý lớn, ý nhỏ

c) Kết bài:

- Nên kết bài kiểu mở bằng việc khái quát ý chính của bài và tiếp tục mở rộng vấn đề

- Khẳng định tầm quan trọng của sách

- Mở ra nội dung: liên hệ bản thân, khẳng định tầm quan trọng của sách trong xã hội hiện đại và phát triển ngày nay


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 91 sgk Văn 10 Tập 2)

a. Bổ sung các ý:

- Mối quan hệ giữa tài và đức.

- Tự hoàn thiện tài và đức trong quá trình rèn luyện của con người.

b. Lập dàn ý:

* Mở bài:

- Khái quát vai trò của tài và đức trong cuộc sống và dẫn dắt câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh

* Thân bài:

- Giải thích khái niệm "tài" và "đức":

+ Tài: tài năng, kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm sống của con người để hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.

+ Đức: đạo đức, tư cách, tác phong, lòng nhiệt tình, khát vọng "Chân, Thiện, Mỹ" trong mỗi con người.

- Giải thích câu nói của Hồ Chủ tịch: một người có tài năng mà không có nhân cách tốt cũng không để làm gì. Một người có tấm lòng và nhân cách tốt nhưng lại không có tài thì làm việc gì cũng khó khăn

=> Khẳng định câu nói của Bác là hoàn toàn đúng đắn, nhấn mạnh vai trò song song của tài và đức. Đây là 2 phẩm chất không thể thiếu ở mỗi người, nếu muốn trở thành người có ích cho xã hội.

- Chứng minh tính đúng đắn của câu nói:

+ Có tài mà không có đức là người vô dụng: Không có tấm lòng tốt, nhân cách tốt thì sẽ không làm nên những điều tốt đẹp, có khi còn gây hại tới cộng đồng. Lấy ví dụ

+ Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó: có tấm lòng tốt, muốn xây dựng cuộc sống thêm tươi đẹp, muốn giúp đỡ người khác nhưng lại không có đủ tri thức và tài năng, thì mọi việc đều rất khó khăn. Lấy ví dụ

- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân: Cần rèn luyện để trau dồi kiến thức để trở thành người tài đồng thời tu dưỡng đạo đức để là người có đức.

* Kết bài:

+ Khẳng định lại tính đúng đắn của câu nói

+ Liên hệ tới thế hệ trẻ hiện nay

Câu 2 (trang 91 sgk Văn 10 Tập 2)

Dàn ý:

a. Mở bài

- Khẳng định ngắn gọn những khó khăn trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi, dẫn dắt đến câu nói của cha ông “Cái khó bó cái khôn”

b. Thân bài

- Giải thích câu tục ngữ:

+ Cái khó: khó khăn, thử thách, trở ngại cuộc sống.

+ Bó: trói buộc, kìm hãm

+ cái khôn: khả năng suy nghĩ, ứng biến và giải quyết vấn đề của con người.

⇒ ý nghĩa: trong cuộc sống con người có thể bị hạn chế phát triển bản thân vì những cái khó khăn ngoại cảnh

- Tính đúng sai của câu tục ngữ: câu tục ngữ vừa đúng lại vừa chưa đúng.

+ Đúng: sự phát triển của con người bị ảnh hưởng vào ngoại cảnh xung quanh. Khó khăn ở ngoại cảnh có thể là nhân tố hạn chế sự phát triển của con người

Lấy ví dụ: hoàn cảnh gia đình tốt sẽ là nền tảng tốt để phát triển bản thân, ngược lại điều kiện gia đình kém hơn thì việc phát triển bản thân gặp nhiều trắc trở hơn

+ Chưa đúng: câu tục ngữ đánh giá sai lệch về nỗ lực của con người. Trên thực tế vẫn có những người lấy cái khó khăn để làm động lực cho sự phát triển. Do đó việc lười học do gia đình khó khăn nhưng lại nói rằng “cái khó bó cái khôn” là không đúng, và chỉ là sự ngụy biện cho sự lười biếng của bản thân

- Câu tục ngữ nên được hiểu rằng hoàn cảnh có tác động tới sự phát triển của mỗi người, nhưng không nên được lấy làm lý do bao biện cho sự thiếu nỗ lực của mỗi người

- Bài học rút ra:

+ Khi suy nghĩ về vấn đề cần phải tính đến những khó khăn do các yếu tố khách quan gây ra và có ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân.

+ Trong mọi hoàn cảnh cần phải đặt sự chủ động, nỗ lực của bản thân lên hàng đầu.

c. Kết bài

Khẳng định mỗi người nên chủ động đối mặt với khó khăn thay vì đổ lỗi “cái khó bó cái khôn” hãy biến thành “cái khó ló cái khôn”


Nhận xét - Ý nghĩa

Sau khi học bài này, học sinh có thể biết được:

- Biết cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

Lưu ý:

- Cần biết xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ phù hợp với chủ đề chính của bài viết

- Dàn ý cần mạch lạc, đủ 3 phần mở bài, thân bài và kết bài

Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác