logo

Soạn bài: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (ngắn nhất)

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 10 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Soạn bài: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ


Bố cục:

Đoạn trích chia làm 2 phần:

- Phần 1: 16 câu thơ đầu (Từ đầu đến "Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng"): tình cảnh đơn côi của người chinh phụ và khao khát được sống hạnh phúc cùng người chinh phụ

- Phần 2: 8 câu thơ sau (Từ "Lòng này gửi gió đông có tiện" đến hết): nỗi nhớ người chinh phu da diết của người chinh phụ


Khái quát tác phẩm

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai


Hướng dẫn học bài

Câu 1 

- Tâm trạng của người chinh phụ được bộc lộ thông qua ngoại cảnh ở đầu bài thơ bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình.

+ Hình ảnh "hiên vắng", "gà eo óc gáy", "hòe phất phơ rủ bóng": cho thấy một không gian ảm đạm tĩnh mịch, thiếu sức sống con người. Mọi cảnh vật như rời rạc không một sự kết nối. Khung cảnh như nhuốm màu ủ rũ bởi tâm trạng cô đơn buồn tủi của  con người.

+ Hình ảnh "đèn", "hoa đèn", "bóng": Cho thấy hình ảnh người chinh phụ cô đơn sớm tối, chỉ những vật vô tri bầu bạn. Ánh sáng của đèn như càng tô đậm chiếc bóng lẻ loi của nàng chinh phụ, khiến hình ảnh nàng hiện lên càng thêm cô đơn, đáng thương cảm.

Câu 2 

 Nỗi cô đơn của người chinh phụ được tác giả khắc họa:

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai

- Qua hành động:

+ Những hành động vô thức được lặp đi lặp lại: “dạo hiên vắng”, “rèm thưa rủ thác đòi phen” cho thấy sự buồn tẻ của người chinh phụ, nàng như thẫn thờ, lặp lại các hành động trong vô thức

+ Những hành động đầy gượng ép: "Hương gượng đốt", "gương gượng soi, "sắt cầm gượng gảy". Những hành động được nàng thực hiện một cách vô thức chỉ để mong thoát khỏi cảm giác lẻ loi cô đơn nhưng lại khiến cho tình cảnh càng trở nên bi đát

- Qua việc khắc họa hình ảnh: “buồn rầu chẳng nói nên lời”, "lệ lại châu chan". Tới đây nỗi buồn được bộc lộ trực tiếp trên khuôn mặt nàng, nàng cô đơn buồn tủi mà không biết chia sẻ cùng ai. Nỗi buồn như dồn nén và hóa thành những giọt lệ trên gương mặt nàng.

Câu 3 

Người chinh phụ đau khổ vì phải xa chồng.Nàng lo lắng vì chồng nàng phải tòng quân đi lính vì những cuộc chiến tranh phong kiến đầy rẫy hiểm nguy  sống chết chưa rõ, còn nàng thì ở nơi quê nhà nhớ thương chồng khôn xiết

Câu 4 

Những câu thơ sau là lời của người chinh phụ, nói với người chinh phụ nhưng cũng là để nói với lòng mình:

"Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong."

Giá trị biểu hiện:

+ Nỗi nhớ da diết của người chinh phụ hướng về chinh phu:

⇒ Hình ảnh "gió đông", "non Yên": miêu tả không gian rộng lớn của thiên nhiên, chiến trường, khắc họa sự xa cách, chia cắt lứa đôi, làm nổi bật sự cô đơn của con người.

⇒ Nghệ thuật đảo ngữ đảo động từ “nhớ” lên đầu câu: nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của người chinh phụ như không thể kìm nén mà phải thốt ra ngay ở đầu câu thơ

⇒ Các từ láy "thăm thẳm", "đau đáu": Nhấn mạnh nỗi nhớ sâu thăm thẳm, không thể đo đếm được và luôn luôn thường trực, cồn cào trong lòng người chinh phụ.

+ Đoạn thơ cũng phơi bày một hiện thực cay đắng do chiến tranh phong kiến gây ra. Những cuộc chiến ấy đã chia cắt hạnh phúc của bao lứa đôi, khiến những người chinh phụ mòn mỏi đợi chờ trong đơn côi còn người chinh phụ thì phải đưa mình vào chốn hiểm nguy sống chết khôn lường.

Câu 5

+ Có thể thấy thể thơ song thất lục bát rất giàu tình nhạc. Nhịp thơ, vần thơ, cách kết hợp luân chuyển từ cặp câu 7 sang cặp câu lục bát đã làm nên tính nhạc cho thể thơ này

+ Nhịp điệu của thể thơ song thất lục bát rất chậm rãi, phù hợp để thể hiện những cảm xúc buồn, ai oán

+ So với các thể thơ khác, có thể thấy những thể thơ khác như lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn có nhạc điệu nhanh hơn nên chúng bị hạn chế về khả năng biểu đạt những cảm xúc dàn trải, kéo dài, thiên về thể hiện những cảm xúc nhanh, dồn dập và tiếp nối với nhau.


Nhận xét - Ý nghĩa

Qua trích đoạn này, học sinh thấy được:

Nội dung:

+ Tình cảnh lẻ loi, cô độc của người chinh phụ

+ Khát vọng về hạnh phúc lứa đôi

+ Hiện thực cay đắng do chiến tranh phong kiến gây ra

+ Đặc sắc của nghệ thuật thơ song thất lục bát

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác