logo

Soạn bài: Đi đường (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Đi đường siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 8 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh trung bình khá tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất. 


Hướng dẫn Soạn bài Đi đường 

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

 Đọc hiểu phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

Bài thơ được kết cấu theo mô hình là khai- thừa- chuyển- hợp. Hướng vận động của mạch thơ, hình tượng thơ cũng đi theo kiểu kết cấu này.

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

Tác dụng khi dùng điệp ngữ:

+ Làm nổi bật sự khó khăn, gian nan trên con đường chuyển lao của người tù. Ở đó có những gian khổ cứ chồng chất triền miên.

+ Góp phần nhấn mạnh giọng điệu bài thơ, thể hiện về suy ngẫm, ý nghĩ sâu xa của nhà thơ.

Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

Khi lên đến ngọn núi cao nhất, trải qua hết những ngọn núi của tầng dưới, người tù mới đứng trên cao, thu vào tầm mắt bao vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mình.

Người tù lúc này đây như một vị lữ khách, thư thái ngắm nhìn và thưởng thức phong cảnh

** Con đường cách mạng khi vươn tới đỉnh cao nó sẽ đẹp đẽ và sáng chói, đó là đỉnh cao của thắng lợi, đỉnh cao của sự tự do.

Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

Đây không phải là kiểu bài thơ tả cảnh hay tự sự mà là kiểu bài thiên về cảm xúc bộc lộ của bản thân tác giả. Bằng những trải nghiệm trong hành trình giải lao của mình, Bác đã viết nên bài thơ tựa lời tâm sự của mình nhưng đã nâng tầm thành một chân lý lớn trong cuộc đời.

Ý nghĩa: Bài thơ Đi đường đã cổ vũ tinh thần vượt khó trên con đường tìm kiếm lý tưởng, phấn đấu và xây dựng những hoài bão của mình.


Tổng kết bài thơ Đi đường

Soạn bài: Đi đường (siêu ngắn) | Soạn văn 8 siêu ngắn - TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác