logo

Soạn bài: Đi đường -Tẩu lộ (ngắn nhất)

Tác phẩm Đi đường của Hồ Chí Minh đã ghi lại những cảm xúc của Bác trên đường chuyển lao. Những vần thơ giản dị, hàm súc trong bài thơ của Bác không chỉ có tả cảnh mà còn ẩn chứa trong đó là những triết lí sâu sắc. Cùng TOPLOIGIAI soạn bài Đi đường ngắn nhất để biết được ý nghĩa sâu xa ẩn trong từng câu chữ đó.


Soạn bài: Đi đường -Tẩu lộ (ngắn nhất)


Bố cục

Soạn bài Đi đường - Tẩu lộ ngắn nhất | Soạn văn 8 ngắn nhất – TopLoigiai


ĐỌC- HIỂU BÀI ĐI ĐƯỜNG

Câu 1: Đọc hiểu phiên âm,dịch nghĩa, dịch thơ.

Câu 2: Bài thơ có kết cấu của thể tơ tứ tuyệt đường luật gồm 4 phần khai - thừa - chuyển - hợp.

Câu 3: Việc sử dụng điệp ngữ trong bài thơ (bao gồm cả phần dịch lẫn phần chữ Hán) có tác dụng tạo ra nhịp điệu,âm hưởng cho toàn bài thơ.

Câu 4: Câu thơ thứ 2: tác giả sử dụng điệp ngữ "trùng san" (lớp núi) và chữ "hữu" (lại) cho thấy khó khăn nối tiếp khó khăn, lặp lại nhiều lần của Người nhiều lần phải chuyển lao qua đường núi đầy khổ ải. Như thấy được sự đồng điệu của con đường đó với con đường Cách mạng đang dang dở của Người mà Người đã có những suy nghĩ về con đường cách mạng, con đường đời sau này.

- Câu thơ cuối "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non": trước những khó khăn,vất vả khi phải chuyển lao qua các dãy núi người tù ấy vẫn ung dung, bình thản tự cho mình là một du khách để hưởng thụ cảnh non sông.Niềm vui ki nhìn thấy thiên nhiên non nước tươi đẹp.

Câu 5: Bài thơ Đi đường không thuộc loại thơ tả cảnh hay kể chuyện.Vì bài thơ chủ yếu nói về suy nghĩ, triết lí của Bác trong những ngày bị tù đày.


NỘI DUNG CHÍNH BÀI ĐI ĐƯỜNG

Bài thơ Đi đường của Chí Minh ghi lại cảm hứng lúc đi đường của Bác khi bị giặc bắt và chuyển Bác từ nhà tù này đến nhà tù khác,dù gặp nhiều khó khăn vất vả nhưng Bác vẫn giữ trạng thái ung dung. Những điều đó càng làm cho người chiến sĩ cách mạng quyết tâm, suy ngẫm về con đường cứu nước.

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác