logo

Soạn bài: Ngắm trăng - Vọng nguyệt (ngắn nhất)

Hướng dẫn soạn bài Ngắm trăng ngắn nhất để thấy được tâm hồn thi sĩ, tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác Hồ.


Soạn bài: Ngắm trăng - Vọng nguyệt (ngắn nhất)


BỐ CỤC

Soạn bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) ngắn nhất | Soạn văn 8 ngắn nhất – TopLoigiai


ĐỌC- HIỂU BÀI NGẮM TRĂNG

Câu 1.

Nhận xét về các câu thơ dịch: câu thứ 2 làm thiếu đi đi cái xốn xang,bối rối của nhân vật trữ tình.Ở hai câu thơ cuối cũng vậy,phần dịch kém phần đăng đối hơn so với phần phiên âm.

Câu 2

Trong bài thơ này Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh: khi Bác ở trong tù.

- "Trong tù không rượu cũng không hoa" hoàn cảnh có thiếu thốn, xấu xí thì với Bác cũng cho đó cũng là một đêm trăng đẹp.

- Qua hai câu đầu cho thấy Bác vẫn có thể thả hồn thưởng thức vẻ đạp của ảnh trắng một cách trọn vẹn, không hề cảm thấy sự bất tiện của hoàn cảnh khó khăn nơi ngục tù.

Câu 3

 Trong hai câu thơ cuối sự sắp sếp vị trí các từ nhân ( và thi gia),song nguyệt ( và minh nguyệt) có điểm đáng chú ý: đó là cá từ chỉ người (nhân,thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đều đặt ở hai đầu,ở giữa là cửa nhà tù (song),thế nhưng vẫn có sự giao hòa.

- Cấu trúc đối xứng càng làm nổi bật hình ảnh con người giữa thiên nhiên, giữa hai người bạn tri kỉ với nhau.

Câu 4

 Qua bài thơ,hình ảnh Bác Hồ hiện lên là một người chiến sĩ cách mạng không bị trói buộc về xiềng xích,đói rét,...trước những khó khăn về vật chất vậy mà Bác vẫn ung dung,vẫn có tâm hồn của người nghệ sĩ.

Câu 5

Một số bài thơ của Bác viết về trăng "Ngắm trăng,Trung thu,Đêm thu,Rằm tháng giêng,Cảnh khuya,..."

- Dù trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời non nước biếc,dù là khi nhàn rỗi hay khi Bác bận bịu với công việc thì trăng luôn là người bạn tri kỉ,người bạn đẹp của Bác.


NỘI DUNG CHÍNH BÀI NGẮM TRĂNG

Ngắm trăng của Hồ Chí Minh nói về người chiến sĩ cách mạng dù bị nhốt trong lao tù, bị thiếu thốn về mọi thứ thì người chiến sĩ ấy vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn coi trăng là người bạn tri kỉ của mình.

Cac bài viết liên quan bài Ngắm trăng:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác