logo

Soạn bài: Câu cảm thán (siêu ngắn)


Soạn bài: Câu cảm thán


I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG

- Các câu cảm thán:

   + Hỡi ơi lão Hạc!

   + Than ôi!

- Đặc điểm hình thức :

+ Hình thức: có các từ cảm thán như hỡi ơi, than ơi

Có dấu (!) ở cuối câu.

+ Câu cảm thán có tác dụng dùng để thể hiện cảm xúc của con người về một vấn đề nào đó trong một tình huống nào đó.

+ Không nên dùng từ ngữ cảm thán trọng các văn bản hợp đồng, đơn từ, hay trình bày một kết quả khi giải bài toán. Vì trong các văn bản đó sử dụng các ngôn ngữ hành chính- công vụ, ngôn ngữ khoa học mang tính khách quan, logic,do đó, các yếu tố ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc chủ quan là không phù hợp.


II. LUYỆN TẬP

Câu 1 ( trang 44 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

+ Các câu trên không phải câu nào cũng là câu cảm thán. Vì có những câu không có các từ ngữ cảm thán.

Câu 2 ( trang 45 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

Câu a) lời xót xa, thở than của những người nông dân trước sự thống trị tàn bạo dưới chế độ phong kiến

Câu b) tiếng khóc nghẹn ngào của người chinh phụ trước cảnh chia lìa đó chiến tranh gây nên

Câu c) nỗi lòng của nhà thơ trước sự bế tắc của thực tại

Câu d) lời ân hận khi thấy Dế Choắt phải chết của Dế Mèn

Các câu trên không phải là câu cảm thán. Vì bản thân chúng không chứa các đặc trưng của câu cảm thán.

Câu 3 ( trang 46 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

+ Trời ơi, tình cảm mà bà dành cho tớ thật đáng trân trọng biết bao!

+ Chao ơi, tớ chưa bao giờ thấy cảnh bình minh đẹp đến nao lòng như thế!

Câu 4 ( trang 46 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

 

Hình thức

Chức năng

Câu nghi vấn

thường có dấu chấm hỏi ở cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn

Dùng để hỏi

Câu cầu khiến

có các từ cầu khiến đi kèm, có ngữ điệu cầu khiến, thường kết thúc bằng dấu chấm than.

Ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo

Câu cảm thán

có các từ ngữ cảm thán đi kèm và kết thúc bằng dấu chấm than.

Bộc lộ cảm xúc, tình cảm

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác