logo

Soạn bài: Đi đường

Tuyển tập soạn bài Đi đường lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Đi đường


Bố cục

Bố cục: 4 phần

- Câu 1 – khai (mở đầu, khai triển ý)

- Câu 2 – thừa (phát triển ý, nâng cao ý của câu khai)

- Câu 3 – chuyển (chuyển ý)

- Câu 4 – hợp (tổng hợp lại)

Soạn bài: Đi đường | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


Soạn bài Đi đường 3 cách


Câu 2 (trang 40 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Tìm hiểu kết cấu bài thơ (Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật - khai, thừa, chuyển, hợp - đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gisc giữa các câu thơ và vị trí của câu thơ thứ ba.)

Soạn ngắn nhất

Bài thơ có kết cấu của thể tơ tứ tuyệt đường luật gồm 4 phần khai - thừa - chuyển - hợp.

Soạn siêu ngắn

Bài thơ được kết cấu theo mô hình là khai- thừa- chuyển- hợp. Hướng vận động của mạch thơ, hình tượng thơ cũng đi theo kiểu kết cấu này.

Soạn chi tiết

Kết cấu bài thơ: Kết cấu của một bài thơ Tứ tuyệt Đường luật.

- Khai: Hoàn cảnh của Bác trên đường đi làm cách mạng, có đi mới biết đường đi gian lao thế nào.

- Thừa: Sự gian lao ấy cụ thể, đó chính là núi cao trập trùng

- Chuyển : Vượt qua thử thách gian lao ấy là ta được đứng trên đỉnh núi cao nhất.

- Hợp: Tất cả được cân bằng, vượt qua khó khăn chính là thành quả, đứng trên đỉnh cao nước non ngàn dặm thu vào tầm mắt.


Câu 3 (trang 40 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Soạn bài: Đi đường | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Việc sử dụng điệp ngữ trong bài thơ (bao gồm cả phần dịch lẫn phần chữ Hán) có tác dụng tạo ra nhịp điệu,âm hưởng cho toàn bài thơ.

Soạn siêu ngắn

Tác dụng khi dùng điệp ngữ:

+ Làm nổi bật sự khó khăn, gian nan trên con đường chuyển lao của người tù. Ở đó có những gian khổ cứ chồng chất triền miên.

+ Góp phần nhấn mạnh giọng điệu bài thơ, thể hiện về suy ngẫm, ý nghĩ sâu xa của nhà thơ.

Soạn chi tiết

Điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ tạo hiệu quả nghệ thuật:

 + Tạo âm hưởng, nhịp điệu cho bài thơ.

 + Làm nổi bật những ý thơ, dù đường đi vất vả gian lao núi cao trập trùng , có đi mới biết và suy ngẫm chiêm nghiệm thấm thía những chông gai mà người đi đường phải vượt qua.

+ Khẳng định khí phách cứng cỏi, sự kiên trì, vững vàng của người đi đường hay là chính ý chí kiên cường nghị lực của người chiến sĩ dành cho cách mạng.


Câu 4 (trang 40 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gì nữa không?

Soạn ngắn nhất

Câu thơ thứ 2: tác giả sử dụng điệp ngữ "trùng san" (lớp núi) và chữ "hữu" (lại) cho thấy khó khăn nối tiếp khó khăn, lặp lại nhiều lần của Người nhiều lần phải chuyển lao qua đường núi đầy khổ ải. Như thấy được sự đồng điệu của con đường đó với con đường Cách mạng đang dang dở của Người mà Người đã có những suy nghĩ về con đường cách mạng, con đường đời sau này.

- Câu thơ cuối "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non": trước những khó khăn,vất vả khi phải chuyển lao qua các dãy núi người tù ấy vẫn ung dung, bình thản tự cho mình là một du khách để hưởng thụ cảnh non sông.Niềm vui ki nhìn thấy thiên nhiên non nước tươi đẹp.

Soạn siêu ngắn

Khi lên đến ngọn núi cao nhất, trải qua hết những ngọn núi của tầng dưới, người tù mới đứng trên cao, thu vào tầm mắt bao vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mình.

Người tù lúc này đây như một vị lữ khách, thư thái ngắm nhìn và thưởng thức phong cảnh

** Con đường cách mạng khi vươn tới đỉnh cao nó sẽ đẹp đẽ và sáng chói, đó là đỉnh cao của thắng lợi, đỉnh cao của sự tự do.

Soạn chi tiết

+ “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”/ “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”

 Không chỉ có núi cao, mà là từng lớp, từng lớp núi cao. Núi cao, dốc, bàn chân bị xiềng xích của người đi đường phải vượt qua tất cả. Cũng giống như chính con đường cách mạng lúc bấy giờ, khó khăn gian khổ nhưng người chiến sĩ không lùi bước quyết tiến lên đấu tranh với hiểm nguy, sự rình rập của kẻ thù để được đứng trên đỉnh cao của cách mạng.

+”Vạn lí dư đồ cố miện gian”/ “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”

Chấp nhận vượt qua mọi khó khăn, đôi chân của người đi đường cũng đã sưng phồng. Mọi vất vả cứ ngày một dâng lên nhưng đích đến vẫn còn đó. Người chiến sĩ ấy đã vượt qua được “con đường khúc khuỷu” ấy để đặt chân tới đỉnh cao nhất của núi rừng, ngắm nhìn mọi thứ thu vào tầm mắt. Sự thắng lợi là thành quả mồ hôi công sức của biết bao người chiến sĩ đã bỏ ra. Tất cả những gì họ nhận được là tính cảm, niềm tin sự vui sướng trong tâm hồn về một chiến tích vượt qua mọi cửa ải để đến ngắm nhìn “muôn trùng nước non”nằm gọn trong tầm mắt.

⇒ Hai câu thơ trên, ngoài ngụ ý miêu tả còn là một bài học ý nghĩa: Kiên trì, cứng cỏi vượt qua gian lao chúng ta sẽ đạt được thành công.


Câu 5 (trang 40 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.

Soạn bài: Đi đường | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Bài thơ Đi đường không thuộc loại thơ tả cảnh hay kể chuyện.Vì bài thơ chủ yếu nói về suy nghĩ, triết lí của Bác trong những ngày bị tù đày.

Soạn siêu ngắn

Đây không phải là kiểu bài thơ tả cảnh hay tự sự mà là kiểu bài thiên về cảm xúc bộc lộ của bản thân tác giả. Bằng những trải nghiệm trong hành trình giải lao của mình, Bác đã viết nên bài thơ tựa lời tâm sự của mình nhưng đã nâng tầm thành một chân lý lớn trong cuộc đời.

Soạn chi tiết

Bài thơ “Đi đường” là bài thơ mượn việc miêu tả cảnh khắc nghiệt của người đi đường ở nơi núi rừng hoang vu trập trùng nhà thơ dụng ý gửi gắm ý nghĩa nhân văn sâu xa. “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Từ việc của người đi đường vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ mới tới được đỉnh cao nhất. Để có được thành quả ấy không phải là điều dễ dàng, biết bao nhiêu hiểm nguy, khó khăn rình rập nhưng ý chí lòng người vẫn luôn vững chắc thì mới “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Đó cũng chính là ý chí nghị lực chiến đấu của những người chiến sĩ cách mạng, dẫu biết con đường ngoài kia đầy những đầu súng, bom đạn của những kẻ thù luôn mấp mó rình rập, biết con đường cách mạng là con đường khó khăn nhất nhưng lòng yêu quê hương đất nước ý chí nghị lực dù có đứng trước đầu súng chân cũng bước tiếp. Bài thơ là lời nhắn nhủ người đọc, đường đời đường cách mạng giao lao khổ ải là vậy nhưng tất cả là niềm tin vào sự tất thắng, nhất định sẽ thắng lợi.


Nội dung chính bài Đi đường

Bài thơ Đi đường của Chí Minh ghi lại cảm hứng lúc đi đường của Bác khi bị giặc bắt và chuyển Bác từ nhà tù này đến nhà tù khác,dù gặp nhiều khó khăn vất vả nhưng Bác vẫn giữ trạng thái ung dung. Những điều đó càng làm cho người chiến sĩ cách mạng quyết tâm, suy ngẫm về con đường cứu nước.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Đi đường bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác