logo

Soạn bài: Ngắm trăng

Tuyển tập soạn bài Ngắm trăng lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Ngắm trăng


Bố cục

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (2 câu đầu): Hoàn cảnh ngắm trăng

- Phần 2 (2 câu cuối): Sự giao hòa của con người với thiên nhiên

Soạn bài: Ngắm trăng lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


Soạn bài Ngắm trăng 3 cách


Câu 1 (trang 38 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và phần giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.

Soạn ngắn nhất

Nhận xét về các câu thơ dịch: câu thứ 2 làm thiếu đi đi cái xốn xang,bối rối của nhân vật trữ tình.Ở hai câu thơ cuối cũng vậy,phần dịch kém phần đăng đối hơn so với phần phiên âm.

Soạn siêu ngắn

Nhận xét về các câu thơ dịch:

Câu dịch thơ thứ hai không sát với bản gốc, vì vậy câu thơ nó không thể hiện được rõ cái cảm xúc bối rối, xốn xang của thi nhân trước cảnh đẹp thiên nhiên.

Câu 3 và câu 4 trong bản chữ Hán đã thể hiện rõ cấu trúc đăng đối với nhau tạo nên giá

trị nghệ thuật trong giọng điệu, ở bản dịch thơ không giữ được cấu trúc đăng đối đó, vì

vậy sức truyền cảm cũng có phần giảm đi.

Soạn chi tiết

Nhận xét các câu thơ dịch: Các câu thơ dịch và phiên âm có sự khác nhau

- Câu thơ thứ 2: “nại nhược hà?/khó hững hờ

 + “Nại nhược hà?”nghĩa là Biết làm thế nào?: Diễn tả sự bối rối, xốn xang.

 + “khó hững hờ”: thể hiện sự bình thản của chủ thể.

- Hai câu thơ cuối cũng chưa sát với phiên âm.

 + “nhòm” và “ngắm”: hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

+ “nhòm” trong phiên âm là “khán”: bản dịch làm mất đi sự nhã nhặn, ý tứ cô đúc của bản nguyên tác.


Câu 2 (trang 38 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao bác lại nói đến cảnh "Trong tù không rượu cũng không hoa"? Qua hai câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời?

Soạn ngắn nhất

Trong bài thơ này Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh: khi Bác ở trong tù.

- "Trong tù không rượu cũng không hoa" hoàn cảnh có thiếu thốn, xấu xí thì với Bác cũng cho đó cũng là một đêm trăng đẹp.

- Qua hai câu đầu cho thấy Bác vẫn có thể thả hồn thưởng thức vẻ đạp của ảnh trắng một cách trọn vẹn, không hề cảm thấy sự bất tiện của hoàn cảnh khó khăn nơi ngục tù.

Soạn siêu ngắn

Bác Hồ ngắm trăng trong cảnh ngục tù, bị đày đọa khổ sở. Bác nói cảnh " trong tù

không rượu cũng không hoa" để cho thấy được hoàn cảnh thiếu thốn nơi tù đày. Nhưng

trước cảnh sắc thiên nhiên với trăng soi quá đẹp khiến người thổn thức, khao khát có

được chút rượu, chút hoa để được thưởng thức ánh nguyệt một cách trọn vẹn.

Việc nhắc đến rượu và hoa cùng ánh trăng cho thấy ở nhà thơ một tâm hồn ung dụng,

thoải mái, trong ngục tù vẫn vô cùng lạc quan.

+ Trước vẻ đẹp của đêm trăng, tâm hồn thi nhân vừa rung động lại vừa bối rối.

Soạn chi tiết

- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: Khi người đang lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam thì bị bắt giữ, tại đây sống trong chốn ngục tù tăm tối dưới chế độ Tưởng giới thạch người tù bị bắt giữ đày đọa đến cực khổ. Dù bị giam giữ nhưng tâm hồn lãng mạn thi ca của bác với ý chí cách mạng rực cháy người lạc quan hòa mình vào với thiên nhiên.

- Bác nói “trong tù không rượu cũng không hoa” vì:

Uống rượu thưởng hoa hay đơn giản là ngắm trăng thôi đó cũng là những thù vui tao nhã của thi nhân đương thời. Nhưng ở đây Bác “không rượu cũng không hoa” trong chốn ngục tù chỉ nhìn thấy ánh trăng qua khe cửa, cái thú ngắm trăng uống rượu lại mất đi mĩ vị nên nhạt nhẽo vô cùng. Ngắm trăng, hoa thưởng rượu là khi tâm hồn ta cảm thấy thảnh thơi nhưng Bác lại ở trong hoàn cảnh bị đày đọa cực khổ. Trước cảnh trăng đẹp mà không rượu cũng không hoa nên thú vui thưởng nguyệt thanh cao ấy không được mỹ mãn. Qua câu thơ cho thấy bác đang khao khát về sự tự do ngoài kia để được thưởng trăng một cách trọn vẹn nhất. Tâm hồn ung dung lạc quan của Bác dù sống trong hoàn cảnh nào đi nữa thì sống cũng phải biết tận hưởng cảnh đẹp của thiên nhiên đem lại.

- Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng đẹp:

 Dù vẫn đang bị giam cầm trong tù, bị xiềng xích chân tay nhưng tình yêu thiên nhiên và tâm hồn lãng mạn của Bác vẫn bay bổng tự do ở đó. Ngắm trăng qua khung cửa sổ của nhà tù, chút ánh sáng nhỏ bé le lói khiến tâm hồn người thi nhân thổn thức muốn thoát khỏi sự giam cầm này. Thưởng trăng phải thưởng thế nào để hưởng được hết cái đẹp trọn vẹn của ánh trăng- tâm hồn Người với ánh trăng như một hòa quyện vào mây trời để thỏa lòng mình giữa chốn bụi ngục tù.  Nhưng hoàn cảnh không cho phép nên người chiến sĩ ấy cũng chỉ lặng im nhìn ngắm, đủ cho thấy tâm hồn cao đẹp, hòa quyện với thiên nhiên như một người nghệ sĩ.

⇒ Tâm trạng người chiến sĩ thổn thức khi đứng trước cái đẹp, rung động mãnh liệt để được thưởng trọn vẹn ánh trăng. Dù hoàn cảnh đầy khó khăn còn đang khắc khổ gian lao nhưng lòng Người lại không chút vướng bận gì với hiện thực ở nơi ngục tù bốn vách tường ngăn này mà hòa hợp với thiên nhiên.


Câu 3 (trang 38 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Soạn bài: Ngắm trăng lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Trong hai câu thơ cuối sự sắp sếp vị trí các từ nhân ( và thi gia),song nguyệt ( và minh nguyệt) có điểm đáng chú ý: đó là cá từ chỉ người (nhân,thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đều đặt ở hai đầu,ở giữa là cửa nhà tù (song),thế nhưng vẫn có sự giao hòa.

- Cấu trúc đối xứng càng làm nổi bật hình ảnh con người giữa thiên nhiên, giữa hai người bạn tri kỉ với nhau.

Soạn siêu ngắn

Từ " song" nằm giữa các từ " nhân" và " nguyệt"

Từ " song" nằm giữa các từ " thi giá" và " nguyệt"

Sự sắp xếp như vậy thể hiện:

+ Vầng trăng và con người đã giao hòa, cùng nhau thưởng thức vẻ đẹp của đối phương

+ Tâm hồn của thi nhân thoát khỏi không gian chật chội, tù túng để đến với ánh trăng

+ Cấu trúc đối đã thể hiện tình cảm song phương đầy thiết tha, đầy mãnh liệt của trang và

người, họ trở thành tri âm gắn bó với nhau.

+ Song sắt của nhà tù không thể giảm cầm được những tâm hồn bay bổng, tự do

Soạn chi tiết

- Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có sự đăng đối:

 + Đối ý: Giữa người và trăng có sự tương giao, hòa hợp

 + Chữ "song" ở giữa cặp từ ”nhân”/ “minh nguyệt”- “nguyệt”/ “thi gia”: Song sắt không thể giam cầm dduwwocj tâm hồn yêu thiên nhiên của thi sĩ, Bác yêu cái đẹp dù ở chốn tăm tối nhưng tâm hồn vẫn hướng ra ngoài kia vượt qua rào cản của song sắt để đến với ánh sáng le lói của ánh trăng. Cái đẹp với thi nhân hay chính là với tâm hôn lạc quan tự tại của Bác thì mọi rào cản trở nên mờ nhạt.

- “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”, sự sắp xếp 2 câu thơ đối nhau, tương phản làm nổi bật nghệ thuật của tác giả:

+ Nhân hóa: Người-Trăng thành hai người bạn tri kỷ


Câu 4 (trang 38 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?

Soạn bài: Ngắm trăng lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Qua bài thơ,hình ảnh Bác Hồ hiện lên là một người chiến sĩ cách mạng không bị trói buộc về xiềng xích,đói rét,...trước những khó khăn về vật chất vậy mà Bác vẫn ung dung,vẫn có tâm hồn của người nghệ sĩ.

Soạn siêu ngắn

Hình ảnh Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ:

+ Là một người yêu thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên

+ Lạc quan trọng những gian khổ, đói rét của từ ngục

+ Tinh thần thép, tâm hồn phóng khoáng, bay bổng

Soạn chi tiết

- Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ:

Người chiến sĩ kiên cường với tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại của Bác dù sống trong cảnh tù đày đói rét hằng đêm, chân tay guồng xích nhưng tình yêu thiên nhiên hòa quyện với niềm tin lý tưởng cách mạng ngày mai sẽ ngời sáng vẫn cháy rực trong tâm hồn Bác. Mọi rào cản, khó khăn thử thách có trở ngại đến đâu nhưng ý chí nghị lực phi thường của người không bao giờ lùi bước trước gông cùm, xiềng xích. Ở bác còn hiện lên của một nhà thi sĩ với thú vui thưởng trăng uống rượu ngắm hoa, yêu cái đẹp, yêu sự tự do quê hương đất nước. Những rung động của người chiến sĩ với cái đẹp, không chút bận tâm nào tới khó khăn đang đối diện, tinh thần lạc quan yêu thiên nhiên hòa mình vào với thiên nhiên như ánh trăng soi sáng cả bầu trời đêm hay hơn cả là người chiến sĩ ấy đang soi đường mở lối cho cách mạng của toàn dân tộc .

⇒ Vần thơ thép khắc họa chân dung người chiến sĩ với tinh thần ung dung, tự tại không bị ngục tù làm nhụt chí, trái lại còn thăng hoa cùng vẻ đẹp của thiên nhiên.


Câu 5 (trang 38 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Hãy chép lại những bài thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài). Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?

Soạn ngắn nhất

 Một số bài thơ của Bác viết về trăng "Ngắm trăng,Trung thu,Đêm thu,Rằm tháng giêng,Cảnh khuya,..."

- Dù trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời non nước biếc,dù là khi nhàn rỗi hay khi Bác bận bịu với công việc thì trăng luôn là người bạn tri kỉ,người bạn đẹp của Bác.

Soạn chi tiết

Một số bài thơ viết về trăng của Bác: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng - 1948), Báo tiệp (Tin thắng trận - 1948), Đối nguyệt (Đối trăng), Cảnh khuya (1947), Cảnh rừng Việt Bắc (1947)

- Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau.

+ Bác ngắm trăng trong mọi hoàn cảnh dù là bị giam cầm hay bên ngoài bàn việc nước, những lúc thư nhàn rảnh rỗi. Trăng lên tâm hồn Người lại chứa đầy cảm xúc.

+ Vẻ đẹp của ánh trăng không bao giờ khuất bóng

+ Trăng trở thành như tri âm, tri kỷ với Người

⇒ Trong khó khăn, trong gian khổ Người làm bạn với trăng, hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Hơn thế nữa là sự thể hiện tinh thần yêu nước một lòng vì kháng chiến, vì cách mạng luôn lạc quan với ý chí về một tương lai ngời sáng của đất nước.


Nội dung chính bài Ngắm trăng

Ngắm trăng của Hồ Chí Minh nói về người chiến sĩ cách mạng dù bị nhốt trong lao tù, bị thiếu thốn về mọi thứ thì người chiến sĩ ấy vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn coi trăng là người bạn tri kỉ của mình.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Ngắm trăng bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác