Để đáp ứng mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 12 ngắn nhất, dễ hiểu, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn
- Phần 1 (6 dòng thơ đầu): Người nghệ sĩ sống trong khung đời của sự tự do và cô đơn.
- Phần 2 (12 câu tiếp theo): Cái chết đau đớn của người nghệ sĩ.
- Phần 3 (còn lại): Nỗi thương xót người nghệ sĩ bạc mệnh Lor-ca.
Soạn Câu 1 ngắn nhất
Hệ thống các hình ảnh gợi liên tưởng:
+ Cuộc sống và hình ảnh Lor-ca:
- “Tiếng đàn bọt nước”:
- “Áo choàng đỏ gắt”
- Lang thang, miền đơn độc
- Yên ngựa mỏi mòn
- Vầng trăng chếnh choáng...
+ Cái chết bất ngờ, nghiệt ngã và đau thương của nhà văn Lor–ca:
- Áo choàng bê bết đỏ
- Tiếng ghi ra ròng ròng máu chảy
- Ném lá bùa vào vào xoáy nước
Soạn Câu 2 ngắn nhất
Phân tích đoạn thơ:
- “Tiếng đàn”:biểu tượng cho sự cách tân nghệ thuật của Lor-ca, biểu tượng cho tình yêu tự do, yêu con người và dân tộc của Lor-ca-> Những giá trị tinh thần vô giá
- “Không ai chôn cất tiếng đàn”: những cách tân nghệ thuật của Lor-ca vẫn còn đó, bất diệt và sống mãi trong lòng bao thế hệ
-“ Giọt nước mắt vầng trăng – Long lanh trong đáy giếng”
+ Xót xa trước những khát khao cách tân còn dang dở của Lor-ca
+ Cái đẹp vẫn trường tồn, tỏa sáng dẫu có đơn độc
→ Đoạn thơ tuy buồn nhưng thể hiện được vẻ đẹp trường tồn, vĩnh cửu của nghệ thuật chân chính – cách tân sáng tạo.
Soạn Câu 3 ngắn nhất
Hình tượng tiếng mang nghĩa ẩn dụ:
- Tiếng đàn là cuộc đời, số phận của nhà thơ.
- Lòng yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật của Lor-ca.
- Thành tự cách tân nghệ thuật của Lor-ca.
- Niềm kính trọng và tri ân đến người nghệ sĩ Lor-ca.