logo

Soạn bài: Câu nghi vấn (ngắn nhất)


Soạn bài: Câu nghi vấn (ngắn nhất)


I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CHÍNH:

a. Trong những câu trên câu nghi vấn là:

- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?

- Thế làm sao u cứ khóc mãi không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?

=> Dấu hiệu nhận biết: có sử dụng các từ ngữ nghi vấn "có...không","làm sao","hay" và cuối câu có dùng dấu chấm hỏi.

b. Tác dụng: dùng để hỏi.


II. LUYỆN TẬP:

1. Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích và dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn đó:

a. Câu nghi vấn :"Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?".

- Dấu hiệu nhận biết: từ để hỏi “ phải không” và dấu “ ?”

b. Câu nghi vấn:"Tại sao con người lại phải khiêm tốn như vậy?"

-Dấu hiệu nhận biết: từ để hỏi “ tại sao” và dấu “ ?”

c. Câu nghi vấn: "Văn là gì?Chương là gì?"

- Dấu hiệu nhận biết: từ để hỏi “ là gì” và dấu “ ?”

d. Câu nghi vấn:"Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?Đùa trò gì?Cái gì thế?Chị cóc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?

- Dấu hiệu nhận biết: từ để hỏi “ không, gì, gì thế, đấy hả” và dấu “?”

2. Các câu trên đều thuộc câu nghi vấn vì trong các câu đó đều sừ dụng từ để hỏi "hay" và cuối câu có dấu hỏi chấm.

- Trong các câu nghi vấn trên không thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc" được vì từ hay trong câu này mang ý hỏi và cần đáp án từ người nghe, từ hay là để người nghe lựa chọn.

3. Không thể đặt dấu hỏi chấm ở cuối các câu trên được. Vì đó không phải câu nghi vấn.

- Ở câu a,b các từ nghi vấn "có...không,tại sao,không" dùng làm từ bổ ngữ.

- Ở câu c,d các từ "nào (cũng),ai (cũng)" để khẳng định tuyệt đối.

4. Về hình thức:

Đều là câu nghi vấn nhưng dùng từ để hỏi khác nhau.

- Về ý nghĩa:

Đều hỏi thăm tình trạng sức khỏe của đối phương.

Khác nhau: câu (a) hỏi thăm sức khỏe của người nghe sau một thời gian gặp lại, câu (b) là biết người nghe trước đó đã bị bệnh và hỏi thăm tình hình đó đã được cải thiện chưa.

- Câu trả lời thích hợp cho từng câu trên:

Câu (a) trả lời là khỏe hoặc chưa, còn câu b ngoài ý thông báo sức khỏe còn có thể kể thêm về tình trạng.

- Cho ví dụ tương tự như hai câu trên:

+ ăn no không?

+ ăn đã no chưa?

5. Sự khác nhau:

- Về hình thức: vị trí của các từ để hỏi.

- Về ý nghĩa: câu a hỏi về thời điểm của môt hành động sẽ được diễn ra trong tương lai,còn câu b hỏi về thời điểm của một hành động đã được diễn ra trong quá khứ.

6.

a. Câu được sử dụng đúng vì bằng mắt thường ta cũng cảm nhận được sức nặng của nó.

b. Câu sử dụng sai vì chưa biết giá mà đã nhận định là rẻ.

Soạn bài Câu nghi vấn ngắn nhất | Soạn văn 8 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác