logo

Soạn bài: Quê hương (ngắn nhất)

Quê hương là chủ đề được nhắc đến rất nhiều trong thơ ca. Trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh hiện lên một bức tranh tươi đẹp của vùng chài ven biển bình dị mộc mạc. Cùng TOPLOIGIAI Soạn bài Quê hương ngắn nhất để cảm nhận đầy đủ hơn về bức tranh quê hương đó.


Bố cục bài thơ Quê hương

Soạn bài Quê hương ngắn nhất | Soạn văn 8 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Quê hương ngắn gọn

Câu 1: Phân tích:

- Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (câu 3 đến câu 8): Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp,bức tranh lao động đầy sức sống và hứng khởi của người dân vùng biển.

+ Tác giả miêu tả con thuyền ra khơi vào một buổi sớm mai đẹp trời,trong lành (thể hiên ở câu thơ thứ 3)

+ Hình ảnh trai tráng bơi thuyền-cho người đọc hình dung ra những con người khỏe khoắn, tràn đầy sức sống.

+ ”Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” kết hợp với các động từ như “ hăng, phăng, vượt” cho thấy sức mạnh mang màu sắc cổ tích.

+ Cánh buồm được ví như mảnh hồn làng

-> đó là biều tượng đặc trưng của người dân miền biển.

- Cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp): cảnh tượng tươi vui,vẻ vang khi bội thu thuyền về bến ,tình cảm sâu lắng,am hiểu cuộc sống vất vả của người dân chài lưới.

+ Sự tấp nập,ồn ào,đông vui khi đoàn thuyền trở về.

+ Hình ảnh miêu tả làn da ngăm dám nắng, thân hình nồng thở vị xa xăm của người dân chài thể hiện sự khỏe khoắn đặc trưng của người dân biển.

+ Biết ơn thiên nhiên đã tạo ra những con cá, tạo ra thời tiết thuận lợi để họ ra khơi thu hoạch, quay về với sự tràn đầy.

+ Tác giả nhân hóa con thuyền biết "im, mỏi mệt trở về nằm/ chất muối thấm dần thớ vỏ" giống như con người, sử dụng tinh tế biện pháp nhân hóa.

Câu 2: Phân tích:

- Cánh buồm được tác giả miêu tả một cách chân thực với sự quan sát tinh tế của tác giả (giương to,rướn chân,góp gió)

- "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió": ẩn dụ hình ảnh trai tráng làng chài với thân hình rắn chắc, mạnh mẽ.

- Hình ảnh cánh buồm trở lên vĩ đại, lớn lao và thiêng liêng đối với những người dân chài nơi đây.

-"Làn da dám nắng": sự vất vả, dầm sương dãi nắng của người dân biển và sự khở khoắn của người dân.

-"Thân hình nồng thở vị xa xăm": ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách tinh tế.

=>Lời nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật cao,làm cho hình ảnh thực trở nên lãng mạn. Cánh buồm, biểu tượng, sự linh thiêng, chứa đựng niềm tin của người dân chài lưới và sự hòa quyện bền chặt giữa con người với mẹ thiên nhiên.

Câu 3: Nhận xét:

Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống, con người nơi đây rất sâu nặng được thể hiện qua từng chữ,từng câu thơ xuyên suốt tác phẩm. Những hình ảnh quen thuộc của quê hương (con thuyền,buồm vôi, biển,cá bạc,...) trở thành một phần máu thịt không thể quên và không thể thiếu. Đó là nỗi nhớ quê tha thiết,tình yêu quê hương sâu nặng.

Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật:

Tác giả sử dụng những hình ảnh đặc sắc,nghệ thuật so sánh, ẩn dụ giúp cảnh vật được khắc họa rõ nét hơn,gợi ra vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn tăng giá trị biểu cảm cao. Nghệ thuật miêu tả và biểu cảm được thể hiện một cách tài tình.


LUYỆN TẬP:

1. Học thuộc lòng và đọc diễm cảm bài thơ.

2. Sưu tầm một số câu thơ, đoạn thơ về quê hương:

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con chèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

(Quê hương-Đỗ Trung Quân) ...


Nội dung chính bài thơ Quê hương

Bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh tươi sáng, sinh động, bình dị về một làng quê miền biển, nơi có những người dân mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn, đầy sức sống. Tình yêu và nỗi nhớ sâu sắc dành cho quê hương của tác giả.

Các bài viết liên quan bài thơ Quê hương:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác