Câu 1: Hệ gene là
A. toàn bộ trình tự các nucleotide trên DNA có trong tế bào của cơ thể sinh vật.
B. toàn bộ trình tự các nucleotide trên RNA có trong tế bào của cơ thể sinh vật.
C. toàn bộ trình tự các amino acid trên polypeptide có trong tế bào của cơ thể sinh vật.
D. toàn bộ trình tự các amino acid trên protein có trong tế bào của cơ thể sinh vật.
Câu 2: Tác nhân gây đột biến gene nào sau đây là tác nhân hóa học?
A. Tia phóng xạ.
B. Virus.
C. 5-bromouracil.
D. Tia tử ngoại.
Câu 3: Dạng đột biến điểm nào sau đây làm tăng số liên kết hydrogen của gene?
A. Mất một cặp A – T.
B. Thêm một cặp G – C.
C. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp T – A.
D. Thay thế một cặp G – C bằng một cặp C – G.
Câu 4: Trong quá trình tái bản, guanine dạng hiếm (G*) bắt đôi với nucleotide nào sau đây có thể gây nên đột biến gene?
A. Adenine.
B. Thymine.
C. Cytosine.
D. Guanine.
Câu 5: Đột biến điểm có các dạng
A. mất, thêm, thay thế một cặp nucleotide.
B. mất, thêm một hoặc vài cặp nucleotide.
C. mất, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.
D. thêm, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.
Câu 6: Một gene bị đột biến nhưng thành phần và số lượng nucleotide của gene không thay đổi. Dạng đột biến có thể xảy ra đối với gene trên là
A. thay thế một cặp A – T bằng một cặp T – A.
B. thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C.
C. mất một cặp T – A.
D. thêm một cặp T – A.
Câu 7: Thể đột biến là
A. cơ thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình.
B. cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.
C. cơ thể mang biến dị tổ hợp đã được biểu hiện ra kiểu hình.
D. cơ thể mang biến dị tổ hợp chưa được biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 8: Vai trò của đột biến gene trong tiến hóa là
A. giúp đào thải các cá thể có hại.
B. tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
C. tạo các biến dị tổ hợp.
D. giảm nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Câu 9: Đột biến thay thế một cặp nucleotide được gọi là đột biến đồng nghĩa xảy ra khi
A. có sự thay đổi amino acid tương ứng trong chuỗi polypeptide.
B. thể đột biến được xuất hiện ở thế hệ sau.
C. thay đổi toàn bộ amino acid trong chuỗi polypeptide.
D. không làm thay đổi amino acid nào trong chuỗi polypeptide.
Câu 10: Mỗi sinh vật có hệ gene đặc trưng về
A. thành phần, kích thước và tổ chức hệ gene.
B. kích thước, số lượng gene và tổ chức hệ gene.
C. thành phần, số lượng và kích thước gene.
D. kích thước, thành phần và số lượng gene.
Câu 11: Những đột biến trong cấu trúc của gene liên quan đến một cặp nucleotide gọi là dạng đột biến nào sau đây?
A. Đột biến số lượng NST.
B. Đột biến cấu trúc NST.
C. Đột biến điểm.
D. Thể đột biến.
Câu 12: Tác nhân sinh học gây ra đột biến gene gồm
A. virus viêm gan B, virus herpes.
B. nọc độc của một số loài rắn như cạp nong, cạp nia.
C. kiến ba khoang, ong bắp cày.
D. nấm độc, vi khuẩn lao.
Câu 13: Tạo động vật và thực vật biến đổi gene đều dựa trên công nghệ nào?
A. Công nghệ tế bào.
B. Công nghệ DNA tái tổ hợp.
C. Công nghệ enzyme.
D. Công nghệ giải trình tự gene.
Câu 14: Trong kĩ thuật chuyển gene có bước nào sau đây?
A. Tạo các dòng thuần chủng khác nhau.
B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
C. Lai các dòng thuần chủng khác nhau.
D. Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 15: Chủng vi khuẩn E.coli có khả năng sản xuất insulin của người là thành tựu của
A. công nghệ gene.
B. gây đột biến.
C. lai hữu tính.
D. nhân bản vô tính.
Đúng sai Sinh 12 Hệ Gene
Đúng sai Sinh 12 Đột biến gene