logo

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát nội dung Sách mới Lịch sử 10 Cánh diều

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại


Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4 Cánh diều - Cơ bản

Câu 1: Hoạt động bảo tồn di sản đảm bảo những đặc điểm gì?

A. Đảm bảo tính nguyên trạng, “yếu tố gốc cấu thành di tích”, “tính xác thực”, "vẹn toàn", “giá trị nổi bật”

B. Đảm bảo tính nguyên trạng, “giá trị nổi bật” mà di tích lịch sử - văn hóa vốn có

C. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp

D. Đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, chưa được tu bổ

Câu 2: Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần

A. Định hướng sự phát triển của Sử học trong tương lai.

B. Xác định chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử.

C. Cung cấp bài học kinh nghiệm cho các nhà sử học.

D. Quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng ra bên ngoài.

Giải thích: 

Phát triển du lịch là trách nhiệm của toàn thể hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và xã hội dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng. Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng ra bên ngoài.

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Câu 3: Sử học có mối quan hệ như thế nào đối với các ngành công nghiệp văn hóa?

A. Tồn tại độc lập.

B. Gắn bó chặt chẽ.

C. Đối kháng.

D. Cạnh tranh.

Câu 4: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị giá trị di sản văn hóa vật thể có đóng góp gì?

A. Giữ giá trị hiện vật nguyên vẹn và làm tăng giá trị của hiện vật

B. Tái hiện lại những di sản văn hóa

C. Hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người

D. Tu bổ, phục dựng những di sản văn hóa bị xuống cấp

Giải thích: 

Di sản văn hóa vật thể bao gồm nhiều loại hình được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau như đất, đá, gạch, gỗ,… nên có thể bị biến dạng, hư hỏng theo thời gian. Do đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng trong việc hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người

Câu 5: Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng?

A. Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch.

B. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.

C. Những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống.

D. Sự đổi mới, xây dựng lại các công trình di sản.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của sử học đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa?

A. Nghiên cứu, đề xuất các chiến lược để phát triển bền vững.

B. Đưa ra những dự báo chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

C. Cung cấp những tri thức liên quan đến các ngành công nghiệp văn hóa.

D. Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành Công nghiệp văn hoá.

Giải thích: 

Vai trò của sử học đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa là:

+ Nghiên cứu, đề xuất các chiến lược phát triển bền vững như gắn liền sự phát triển kinh tế, xã hội đi đôi với bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá.

+ Cung cấp những tri thức liên quan đến ngành bằng cách hình thành các tri thức về quá trình hình thành, phát triển và vị thế của ngành trong đời sống xã hội.

+ Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành Công nghiệp văn hoá như sáng tạo ra các đề tài phim ảnh, loại hình giải trí... gắn liền với quảng bá di sản văn hoá.

Câu 7: Công nghiệp văn hóa là lĩnh vực gì?

A. Sản xuất và phân phối hàng hóa dựa trên sự khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, vật thể

B. Khai thác, quảng cáo những sản phẩm lịch sử văn hóa

C. Quảng cáo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể thông qua công nghệ

D. Cả 3 phương án trên

Giải thích: 

Công nghiệp văn hóa là lĩnh vực sản xuất và phân phối hàng hóa dựa trên sự khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, vật thể nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của xã hội.

Câu 8: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên góp phần:

A. Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng

B. Bảo tồn nhiều loại động, thực vật quý hiếm

C. Phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?

A. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin.

B. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế.

C. Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cậy.

D. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.

Câu 10: Việc bảo tồn di sản văn hóa, di sản thiên nhiên theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể

A. Dự đoán chính xác những thời cơ trong tương lai.

B. Phát hiện chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

C. Miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.

D. Rút ra bài học kinh nghiệm để phục vụ cuộc sống.

Giải thích: 

Các loại hình di sản văn hoá (vật thể và phi vật thể) là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử. Việc bảo tồn di sản theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về mối quan hệ gắn bó giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?

A. Các loại hình di sản là nguồn tư liệu quan trọng của sử học.

B. Thành tựu của sử học giúp xác định vai trò, vị trí, ý nghĩa của di sản.

C. Sử học cung cấp các thông tin làm cơ sở cho công tác bảo tồn di sản.

D. Tri thức lịch sử giúp con người dự đoán thời cơ, thách thức trong tương lai.

Giải thích: 

- Sử học và di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết:

+ Các loại hình di sản văn hoá đều đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đối với sử học.

+ Thành tựu của sử học giúp xác định vai trò, vị trí và ý nghĩa của di sản đối với cộng đồng

+ Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và đáng tin cậy liên quan đến di sản văn hoá thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn.

Câu 12: Sử học có vai trò với ngành công nghiệp văn hóa như thế nào?

A. Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng sáng tạo cho các ngành công nghiệp văn hóa

B. Sử học giúp phục dựng lại các di sản văn hóa

C. Sử học cung cấp những tư liệu khảo cổ học để phục dựng các công trình kiến trúc

D. Sử học cung cấp những thành tựu nghiên cứu về lịch sử - văn hóa cho ngành công nghiệp văn hóa

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của các ngành công nghiệp văn hóa với sử học?

A. Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử.

B. Thúc đẩy sử học phát triển (quảng bá giá trị lịch sử, văn hoá… của các cộng đồng).

C. Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghiên cứu lịch sử.

D. Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng.

Giải thích: 

- Tác động của ngành công nghiệp văn hóa đối với sử học:

+ Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử (quá trình hình thành, vị thế và những đóng góp của ngành đối với xã hội).

+ Thúc đẩy sử học phát triển (quảng bá các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống,... tốt đẹp của các cộng đồng cũng như tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại).

+ Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng (giáo dục các thế hệ sau luôn giữ vững nét đẹp của các giá trị lịch sử, văn hoá,…)

Câu 14: Việc Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò gì?

A. Là cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

B. Định hướng cho việc xây dựng lại di sản.

C. Là nền tảng quyết định cho việc quản lí di sản ở các cấp.

D. Là cơ sở cho việc đào tạo hướng dẫn viên.

Câu 15: Đối với nghiên cứu lịch sử, các loại hình di sản văn hóa có vai trò là

A. Nguồn tri thức nền tảng.

B. Đề tài của sự sáng tạo.

C. Phương pháp nghiên cứu.

D. Nguồn sử liệu quan trọng.

Giải thích: 

Đối với nghiên cứu lịch sử, các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều đóng vai trò đặc biệt quan trọng là nguồn sử liệu quan trọng. Nó cung cấp cho chúng ta những tư liệu và kiến thức về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển,... của di sản văn hóa.


Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4 Cánh diều - Nâng cao

Câu 16: Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?

A. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin.

B. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế.

C. Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cậy.

D. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.

Câu 17: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản?

A. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học để xác định giá trị của di sản.

B. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.

C. Sử học giúp cho giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.

D. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.

Câu 18: Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là

A. Cung cấp đầy đủ những tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa.

B. Thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.

C. Thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới.

D. Giúp con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.

Giải thích:

Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là:

- Thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia: do nhu cầu tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm của khách di lịch lớn đã thúc đẩy các cấp chính quyền và nhân dân phải biết quý trọng, tự hào và quan tâm hơn đến việc giữ gìn, bảo  tồn, phục dựng và quản lí di tích, di sản một cách khoa học nhất.

- Để bảo tồn, tôn tại, tôn vinh, phục dựng và quản lí di tích, di sản thì việc trích một phần doanh thu từ du lịch để tái đầu tư vào phát triển, sưu tầm và nghiên cứu,… là vô cùng quan trọng

Câu 19: Ngành công nghiệp văn hóa nào sau đây cần thiết phải sử dụng chất liệu lịch sử trong quá trình phát triển?

A. Xuất bản.

B. Quảng cáo.

C. Thủ công mĩ nghệ.

D. Du lịch văn hóa.

Câu 20: Việc Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò gì?

A. Là cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

B. Định hướng cho việc xây dựng lại di sản.

C. Là nền tảng quyết định cho việc quản lí di sản ở các cấp.

D. Là cơ sở cho việc đào tạo hướng dẫn viên.

Giải thích: 

Việc Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy (về đặc điểm, loại hình, cấu trúc, tác động,...) liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò là cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. 

icon-date
Xuất bản : 11/09/2022 - Cập nhật : 21/04/2023