logo

Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát nội dung Sách mới Lịch sử 10 Cánh diều

Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử


Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 1 - Cơ bản

Câu 1: Khái niệm lịch sử không bao hàm nội dung nào sau đây?

A. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

B. Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

C. Là sự tưởng tượng của con người liên quan đến sự việc sắp diễn ra.

D. Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

Giải thích: 

Khái niệm lịch sử bao hàm ba nội dung như sau:

+ Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người như cội nguồn của cộng đồng con người nói chung và cội nguồn mỗi cá nhân, dòng họ nói riêng.

+ Lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ như câu chuyện truyền thuyết “An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy hoặc tác phẩm Việt Nam Sử Lược,…

+ Lịch sử là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người như quá trình hình thành và phát triển của loài người trong lịch sử xã hội.

Câu 2: Phương pháp tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu sử học là

A. Phương pháp lo-gic.

B. Phương pháp đồng đại.

C. Phương pháp liên ngành.

D. Phương pháp lịch đại.

Câu 3: Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?

A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.

B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.

D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.

Giải thích: 

Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử là yếu tố tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử bởi vì nhận thức lịch sử phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu và năng lực của người nhận thức. Người nhận thức không thể tái hiện lại được chính xác hoàn toàn đầy đủ những hiện thực lịch sử đã xảy ra trước đó bởi hiện thực lịch sử là vô cùng phong phú.

Câu 4: Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là

A. Hiện thực lịch sử.

B. Nhận thức lịch sử.

C. Sự kiện tương lai.

D. Khoa học lịch sử.

Câu 5: Các phương pháp trình bày cơ bản của Sử học là

A. Phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gíc.

B. Phương pháp lịch đại và đồng đại.

C. Phương pháp lịch sử và phương pháp liên ngành.

D. Phương pháp đồng đại và phương pháp lô-gic.

Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học?

A. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự.

B. Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực.

C. Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời kì cận đại.

D. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay.

Giải thích: 

Đối tượng nghiên cứu của Sử học là vô cùng đa dạng và mang tính toàn diện. Nó bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng,….) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, ngoại giao)

Câu 7: Phương pháp lịch sử là phương pháp

A. Tìm hiểu, khôi phục, mô tả các sự kiện, hiện tượng, gắn với bối cảnh lịch sử cụ thể,..

B. Tìm hiểu lịch sử trong hình thức tổng quát để tìm ra các đặc điểm chung, bản chất…

C. Trình bày lịch sử theo thời gian trước - sau (mối liên hệ dọc).

D. Trình bày lịch sử theo không gian ở cùng giai đoạn (mỗi liên hệ ngang).

Câu 8: Ý nào sau đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Sử học?

A. Ghi chép, miêu tả đời sống.

B. Dự báo tương lai.

C. Tổng kết bài học từ quá khứ.

D. Giáo dục, nêu gương.

Câu 9: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành mấy loại?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Giải thích: 

Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia làm bốn loại hình cơ bản:

+ Sử liệu lời nói - truyền khẩu là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, bao gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,… được lưu truyền từ đời này qua đời khác hay qua những lời kể của nhân chứng lịch sử.

+ Sử liệu hiện vật là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo ra như các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc hoặc dụng cụ lao động,…

+ Sử liệu hình ảnh là nguồn sử liệu thông qua tư liệu hình ảnh, tranh vẽ, kênh hình,… nhằm phản ánh về hiện thực quá khứ một cách chân thực nhất.

+ Sử liệu thành văn là nguồn sử liệu được truyền tải bằng chữ viết, sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước, hiệp định,… do con người tạo ra.

Câu 10: Những nguyên tắc cơ bản cần đặt lên hàng đầu của Sử học là gì?

A. Chính xác, kịp thời, nhân văn.

B. Khách quan, trung thực, tiến bộ

C. Trung thực, công bằng, tiến bộ.

D. Công bằng, trung thực, khách quan.

Giải thích: 

Những nguyên tắc cơ bản cần đặt lên hàng đầu của Sử học là khách quan, trung thực, tiến bộ.

- Khách quan: Đưa ra những sử liệu chính xác về mọi khía cạnh, đảm bảo tiến trình vận động và phát triển liên tục của đối tượng nghiên cứu, không thiên vị hay định kiến với những sử liệu nghiên cứu.

- Trung thực: Đưa ra những sự kiện lịch sử chính xác với nguồn gốc và quá trình hình thành lịch sử.

- Tiến bộ: Góp phần xây dựng những giá trị tốt đẹp và nhân văn cho nguồn sử liệu.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc của sử học?

A. Khách quan.

B. Trung thực.

C. Chủ quan.

D. Tiến bộ.

Câu 12: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành những loại hình cơ bản nào?

A. Lời nói - truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn.

B. Lời nói, vật chất, tinh thần, văn tự.

C. Truyền khẩu, chữ viết, công cụ.

D. Lời nói - truyền khẩu, tranh ảnh, chữ viết, tài sản.

Câu 13: Lịch sử được hiểu là

A. Những gì đã diễn ra trong quá khứ.

B. Những gì đang diễn ra ở hiện tại.

C. Ngành khoa học dự đoán về tương lai.

D. Những gì sẽ diễn ra trong tương lai.

Câu 14: Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là

A. Khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng.

B. Tái tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm.

C. Khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan,

D. Cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Giải thích: 

Chức năng cơ bản của Sử học là:

- Chức năng khoa học của Sử học là khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan (chức năng khoa học)

- Chức năng xã hội của Sử học là phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết qua các giai đoạn lịch sử dân tộc.

Câu 15: Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu khi nghiên cứu lịch sử bao gồm

A. Lập danh mục sử liệu và tìm kiếm sử liệu.

B. Sưu tầm sử liệu và xử lí thông tin sử liệu.

C. Phân loại và đánh giá các nguồn sử liệu.

D. Tìm kiếm và thu thập các nguồn sử liệu.


Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 1 - Nâng cao

Câu 16: Sử liệu nào sau đây không phải là sử liệu gốc?

A. Châu bản triều Nguyễn.

B. Sách Đại cương lịch sử Việt Nam.

C. Rìu tay núi Đọ (Thanh Hóa).

D. Trống đồng Đông Sơn.

Giải thích: 

Sách Đại cương lịch sử Việt Nam không phải là sử liệu gốc bởi vì cuốn sách Đại cương lịch sử Việt Nam là công trình nghiên cứu của các nhà sử học về lịch sử Việt Nam và cuốn sách không gắn liền với thời điểm diễn ra các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ.

Câu 17: Cầu Hiền Lương bắc qua sông bên Hải là tư liệu gì?

A. Tư liệu thành văn

B. Tư liệu truyền miệng

C. Tư liệu hiện vật

D. Tư liệu kĩ thuật đa phương tiện

Giải thích: 

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải là tư liệu hiện vật vì đây là công trình kiến trúc được xây dựng dựng gắn liền với giai đoạn lịch sử do người xưa để lại.

Câu 18: Phương pháp Sử học nào sau đây nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong)?

A. Phương pháp lô-gích.

B. Phương pháp liên ngành.

C. Phương pháp lịch sử.

D. Phương pháp đồng đại.

Câu 19: “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan”. Đây là câu nói của ai?

A. Hồ Chí Minh

B. Võ Nguyên Giáp

C. Lương Văn Can

D. Phan Bội Châu

Câu 20: Câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rông cho thấy sử học có chức năng gì?

A. Chức năng khoa học và chức năng xã hội.

B. Chức năng giáo dục và chức năng dự báo.

C. Chức năng xã hội và chức năng giao tiếp

D. Chức năng quản lí và chức năng khoa học.

Câu 21: Hai câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là của ai?

A. Hồ Chí Minh

B. Võ Nguyên Giáp

C. Lương Văn Can

D. Phan Bội Châu

Câu 22: Câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” phản ánh nguyên tắc nào của sử học?

A. Trung thực.

B. Tiến bộ.

C. Toàn diện.

D. Nhân văn.

Câu 23: Sử liệu nào dưới đây thuộc loại sử liệu thứ cấp?

A. Thạp đồng Đào Thịnh.

B. Trống đồng Ngọc Lũ.

C. Châu bản ngày 19 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838).

D. Tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX”.

Câu 24: Rìu lưỡi xéo Đông Sơn là tư liệu gì?

A. Tư liệu thành văn

B. Tư liệu truyền miệng

C. Tư liệu hiện vật

D. Tư liệu kĩ thuật đa phương tiện

Giải thích: 

Rìu lưỡi xéo Đông Sơn là tư liệu hiện vật bởi vì rìu lưỡi xéo là công cụ lao động do người xưa chế tạo đêr đáp ứng nhu cầu công việc. 

Câu 25: Vì sao con người không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó xảy ra?

A. Phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử.

B. Phụ thuộc vào điều kiện và phương pháp tìm hiểu lịch sử.

C. Phụ thuộc vào thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu.

D. Tất cả các đáp án trên.

Giải thích: 

Con người không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó xảy ra vì phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử; điều kiện và phương pháp tìm hiểu lịch sử; thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu.

icon-date
Xuất bản : 08/09/2022 - Cập nhật : 21/04/2023
/* */ /* */
/*
*/