logo

[Sách mới] Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 2 Cánh Diều: Các chủ thể của nền kinh tế

Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế nằm trong bộ sách Cánh Diều hay nhất, ngắn gọn hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 Bài 10.

Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế - SBT Kinh tế Pháp luật 10 - Cánh Diều


1. Trắc nghiệm KTPL10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế có đáp án

Câu 1: Chủ thể nào dưới đây là chủ thể trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội?

A. Chủ thể trung gian.     

B. Chủ thể sản xuất.

C. Chủ thể tiêu dùng.      

D. Chủ thể phân phối.   

Câu 2: Các cá nhân, tổ chức nào dưới đây là chủ thể trung gian?

A. Người tiêu dùng hàng hoá.

B. Chủ doanh nghiệp sản xuất.

C. Hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

D. Thương nhân, người môi giới.

Câu 3: Chủ thể nào dưới đây có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả?

A. Chủ thể trung gian.     

B. Chủ thế nhà nước. 

C. Chủ thể tiêu dùng.      

D. Chủ thể sản xuất. 

Câu 4: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Mục tiêu duy nhất của chủ thể sản xuất là thu được lợi nhuận.

B. Để thu được lợi nhuận, chủ thể sản xuất luôn quan tâm đến việc lựa chọn loại hàng hoá sản xuất, xác định số lượng sản phẩm làm ra và kĩ thuật sản xuất phù hợp.

C. Khi mua hàng, người tiêu dùng chỉ cần dựa trên sở thích của bản thân để ra quyết định chi tiêu.

D. Chủ thể trung gian là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong nền kinh tế, thực hiện kết nối các quan hệ mua và bán.

E. Nhà nước là chủ thể quản lí nền kinh tế, không tham gia vào việc điều tiết nền kinh tế và khắc phục những khuyết tật của thị trường.

Trả lời:

Đồng tình với ý kiến: B, D, 

Không đồng tình với ý kiến: A, C, E

Vì: 

A. Mục tiêu của chủ thể sản xuất là kinh doanh và thu được lợi nhuận.

C. Khi mua hàng, người tiêu dùng dựa trên số tiền mình có, lựa chọn sản phẩm và phương thức mua hàng.

E. Nhà nước là chủ thể quản lí nền kinh tế, tham gia vào việc điều tiết nền kinh tế và khắc phục những khuyết tật của thị trường.

Câu 5: Em hãy cho biết các trường hợp dưới đây đề cập đến chủ thể kinh tế nào. Hãy làm rõ vai trò của mỗi chủ thể kinh tế trong từng trường hợp đó.

A. Doanh nghiệp sản xuất văn phòng phẩm P.

B. Doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị cơ khí R.

C. Gia đình bạn X mua đồ dùng gia dụng.

D. Thương nhân K nhập khẩu điện thoại di động.

E. Doanh nghiệp T thu mua hàng nông sản để xuất khẩu.

Trả lời:

A. Chủ thể kinh tế là chủ thể sản xuất - cung cấp văn phòng phẩm P cho người tiêu dùng.

B. Chủ thể kinh tế là chủ thể sản xuất - cung cấp thiết bị cơ khí cho các trụ sở cơ khí.

C. Chủ thể kinh tế là chủ thể tiêu dùng - gia đình bạn X mua đồ dùng cần thiết cho gia đình.

D. Chủ thể kinh tế là chủ thể trung gian - Thương nhân K nhập khẩu điện thoại di động bán lại cho người dân.

E. Chủ thể kinh tế là chủ thể trung gian - Doanh nghiệp T giúp người dân/nhà máy... thu mua hàng nông sản rồi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Câu 6: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Các chủ thể kinh tế tồn tại tách biệt, độc lập với nhau.

B. Mỗi cá nhân, tổ chức có thể vừa là chủ thể sản xuất vừa là chủ thể tiêu dùng.

C. Nền kinh tế luôn tồn tại những bất ổn nên sự điều tiết của Nhà nước là rất cần thiết. 

D. Sự linh hoạt của chủ thể trung gian làm cho sản xuất và tiêu dùng tương gắn với thích với nhau hơn.

E. Chủ thể tiêu dùng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế

G. Nhà nước nên can thiệp sâu vào nền kinh tế, điều tiết hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế theo mệnh lệnh hành chính.

Trả lời:

Đồng tình với ý kiến: B, C, D, E

Không đồng tình với ý kiến: A, G

Vì:

A. Các chủ thể kinh tế tồn tại song song với nhau.

G. Nhà nước không nên can thiệp sâu vào nền kinh tế, điều tiết hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế theo mệnh lệnh hành chính.

Câu 7: Em hãy cho biết ai là chủ thể sản xuất trong những trường hợp sau đây. Vì sao?

A. Người lái xe taxi.

B. Hộ nông dân nuôi bò sữa.

C. Doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu.

D. Một nhóm người đi du lịch.

E. Nhóm học sinh đang làm báo tường treo tại lớp.

G. Mẹ tranh thủ cắt may quần áo cho các con vào buổi tối.

Trả lời:

- Trường hợp A. Người lái xe taxi

+ Chủ thể sản xuất là: “ Người lái xe”.

+ Vì: “người lái xe” đã sử dụng phương tiện, sức lao động để tạo ra sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu di chuyển của khách hàng.

- Trường hợp B. Hộ nông dân nuôi bò sữa.

+ Chủ thể sản xuất là: “Hộ nông dân”.

+ Vì: đây là hộ gia đình sử dụng vốn và sức lao động để sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và tạo lợi nhuận

- Trường hợp C. Doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu.

+ Chủ thể sản xuất là: “Doanh nghiệp”

+ Vì: doanh nghiệp đã sử dụng vốn, sức lao động của công nhân, nguyên liệu (hạt điều) để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thu lợi nhuận.

- Trường hợp D. Một nhóm người đi du lịch.

+ Chủ thể sản xuất có thể là: công ty du lịch

+ Vì: các công ty du lịch trực tiếp tạo ra các sản phẩm du lịch để phục vụ nhu cầu đi du lịch của một nhóm người đó, từ đó họ thu được lợi nhuận.

- Trường hợp E. Nhóm học sinh đang làm báo tường treo tại lớp

+ Không có chủ thể sản xuất.

+ Vì: nhóm học sinh tạo ra sản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận mà nhằm trang trí cho lớp học.

- Trường hợp G. Mẹ tranh thủ cắt may quần áo cho các con vào buổi tối.

+ Không có chủ thể sản xuất

+ Vì: mẹ cắt may quần áo, tạo ra sản phẩm nhưng không nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.

Câu 8. Nội dung chính của quyền tự do kinh doanh KHÔNG bao gồm:

A. Quyền được bảo đảm sở hữu đối với tài sản.

B. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp, tự do hợp đồng, tự do cạnh tranh lành mạnh.

C. Quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp.

D. Quyền tự do lựa chọn ngành nghề, sản phẩm kinh doanh. 

Câu 9. Đâu KHÔNG thuộc nội dung của pháp luật kinh tế theo nghĩa hẹp?

A. Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh.

B. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh.

C. Pháp luật về phá sản và giải thể doanh nghiệp.

D. Pháp luật về sử dụng lao động trong doanh nghiệp. 

Câu 10. Chủ thể nào sau đây có tư cách thương nhân?

A. Giám đốc công ty.

B. Công ty. 

C. Người quản lý công ty.

D. Người đại diện theo pháp luật của công ty.


2. Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thế của nền kinh tế

3. Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 ngắn nhất Cánh Diều

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 12/09/2022