logo

[Sách mới] Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 1 Cánh Diều: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội nằm trong bộ sách Cánh Diều hay nhất, ngắn gọn hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 Bài 10.

Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội - SBT Kinh tế Pháp luật 10 - Cánh Diều


1. Trắc nghiệm KTPL10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội có đáp án

Câu 1. Hoạt động sản xuất

A. Là hoạt động đưa sản phẩm sau khi sản xuất đến với người tiêu dùng.

B. Là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người

C. Là hoạt động sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

D. Là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau (phân phối cho sản xuất) và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội (phân phối cho tiêu dùng).

Câu 2. Hoạt động tiêu dùng

A. Là hoạt động đưa sản phẩm sau khi sản xuất đến với người tiêu dùng.

B. Là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người

C. Là hoạt động sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

D. Là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau (phân phối cho sản xuất) và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội (phân phối cho tiêu dùng).

Câu 3: Theo em, học sinh trung học phổ thông cần thể hiện trách nhiệm gì khi tham gia các hoạt động kinh tế hằng ngày?

A. Mua bán phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình.

B. Bảo quản, tôn trọng, giữ gìn đối với các sản phẩm, hàng hóa trong việc tiêu dùng khi tham gia các hoạt động kinh tế hằng ngày.

C. Tuyên truyền về việc “tiêu dùng xanh”

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Hoạt động kinh tế nào dưới đây đóng vai trò là hoạt động kinh tế cơ bản, quy định sự tồn tại, phát triển của cá nhân và xã hội?

A. Hoạt động phân phối.

B. Hoạt động trao đổi.

C. Hoạt động sản xuất.

D. Hoạt động tiêu dùng.

Câu 5: Hoạt động phân chia các yếu tố như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau là hoạt động nào dưới đây?

A. Hoạt động phân phối cho sản xuất.

B. Hoạt động phân phối cho tiêu dùng.

C. Hoạt động sản xuất.

D. Hoạt động trao đổi.

Câu 6: Hoạt động trao đổi đóng vai trò nào dưới đây?

A. Kết nối sản xuất với tiêu dùng.

B. Quyết định sự phát triển của xã hội.

C. Là động lực thúc đẩy sản xuất.

D. Là mục đích của sản xuất.

Câu 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Thông qua hoạt động sản xuất, bản thân con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

B. Hoạt động sản xuất là tiền đề, cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của đời sống xã hội.

C. Quan hệ phân phối không phù hợp có thể cản trở sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng.

D. Nền kinh tế càng phát triển thì hình thức của hoạt động trao đổi càng phong phú

E. Hoạt động tiêu dùng không có vai trò gì đối với hoạt động sản xuất.

G. Hoạt động trao đổi đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát của nền kinh tế.

Trả lời:

Đồng tình với ý kiến: A, B, C, D

Không đồng tình với ý kiến: E, D

Vì: 

E. Hoạt động tiêu dùng là 1 trong những vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất.

G. Hoạt động sản xuất đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát của nền kinh tế.

Câu 8. Hoạt động trao đổi

A. Là hoạt động đưa sản phẩm sau khi sản xuất đến với người tiêu dùng.

B. Là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người

C. Là hoạt động sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

D. Là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau (phân phối cho sản xuất) và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội (phân phối cho tiêu dùng).

Câu 9: Em hãy cho biết nhận định nào dưới đây đúng hoặc sai và giải thích vì sao:

A. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những cơ sở cho sự tồn tại của con người.

B. Kết quả của hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ hoạt động tiêu dùng. 

C. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và mục đích cho sản xuất.

D. Hoạt động mua và bán không liên quan tới hoạt động sản xuất.

E. Hoạt động mua và bán có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu dùng.

Trả lời:

- Nhận định A. Đúng. Vì hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm là: lương thực - thực phẩm để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, phát triển thể chất của con người. Vì vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những cơ sở cho sự tồn tại của con người.

- Nhận định B. Đúng. Vì hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người.

- Nhận định C. Đúng. Vì: hoạt động tiêu dùng là việc sử dụng các sản phẩm sản xuất ra để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Khi con người có nhu cầu sử dụng một sản phẩm vật chất hoặc tinh thần nào đó, thì chính nhu cầu tiêu dùng đó sẽ là tạo ra mục đích và động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Nhận định D. Sai. Vì: hoạt động mua - bán có vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

- Nhận định E. Sai. Vì: hoạt động mua - bán giữ vai trò kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Việc thúc đẩy hay hạn chế hoạt sản xuất/ tiêu dùng không phụ thuộc vào việc mua - bán; mà chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu của con người.

+ Khi con người muốn sử dụng một sản phẩm nào đó để thỏa mãn nhu cầu của bản thẩn => tăng nhu cầu tiêu dùng => thúc đẩy sản xuất phát triển.

+ Khi con người không muốn sử dụng sản phẩm nào đó => nhu cầu tiêu dùng giảm => sản xuất sẽ bị thu hẹp.

Câu 10. Hoạt động phân phối

A. Là hoạt động đưa sản phẩm sau khi sản xuất đến với người tiêu dùng.

B. Là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người

C. Là hoạt động sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

D. Là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau (phân phối cho sản xuất) và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội (phân phối cho tiêu dùng).

Câu 11: Em hãy phân loại các hoạt động kinh tế sau đây. Hoạt động nào có thể xếp được vào nhiều nhóm? Tại sao?

A. Một thanh niên đang sử dụng máy tính cá nhân tại nhà.

B. Nhóm bạn nhỏ đang xem phim tại rạp chiếu phim.

C. Một người đang thả thức ăn cho tôm xuống đầm nuôi tôm, thức ăn đóng trong bao có nhãn hiệu nơi sản xuât.

D. Một người đang trả tiền mua hoa tại cửa hàng hoá.

Trả lời:

- Hoạt động A. Một thanh niên đang sử dụng máy tính cá nhân tại nhà.

+ Đây là hoạt động tiêu dùng. Vì người thanh niên này đã sử dụng sản phẩm (chiếc máy tính) để phục vụ nhu cầu cá nhân.

+ Đây cũng có thể là hoạt động sản xuất, trong trường hợp, người thanh niên này sử dụng máy tính để tạo ra các sản phẩm khác, ví dụ: sản xuất một đoạn video; lập trình để tạo ra một trang web…

- Hoạt động B. Nhóm bạn nhỏ đang xem phim tại rạp chiếu phim.

=> Đây là hoạt động tiêu dùng. Vì nhóm bạn nhỏ đã sử dụng sản phẩm (bộ phim) để thỏa mãn nhu cầu giải trí.

- Hoạt động C. Một người đang thả thức ăn cho tôm xuống đầm nuôi tôm, thức ăn đóng trong bao có nhãn hiệu nơi sản xuất.

=> Đây là hoạt động sản xuất, đồng thời cũng là hoạt động tiêu dùng. Vì:

+ Sử dụng thức ăn chăn nuôi => là hoạt động tiêu dùng (sử dụng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu)

+ Nuôi tôm => là hoạt động sản xuất, tạo ra sản phẩm (tôm) để bán ra thị trường.

- Hoạt động D. Một người đang trả tiền mua hoa tại cửa hàng hoa.

=> Đây là hoạt động trao đổi.


2. Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

3. Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 12/09/2022