logo

[Sách mới] Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 3 Cánh Diều: Thị trường

Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 3: Thị trường nằm trong bộ sách Cánh Diều hay nhất, ngắn gọn hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 Bài 10.

Bài 3: Thị trường - SBT Kinh tế Pháp luật 10 - Cánh Diều


1. Trắc nghiệm KTPL10 Bài 3: Thị trường có đáp án

Câu 1: Theo em, nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về thị trường?

A. Thị trường xuất hiện cùng với sự ra đời của sản xuất và lưu thông hàng hoá.

B. Thị trường ngày càng mở rộng khi sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển.

C. Thị trường luôn bị tác động và chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan.

D. Thị trường luôn hoạt động theo mệnh lệnh và sự quản lí của Nhà nước.

Câu 2: Các yếu tố nào dưới đây là các yếu tố cơ bản của thị trường?

A. Lãi suất, tiền tệ, giá cả.

B. Giá cả, số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

C. Hàng hoá, tiền tệ, giá cả, người mua, người bán.

D. Hàng hoá, dịch vụ, số lượng, chất lượng, chủng loại.

Câu 3: Công cụ nào không phải là công cụ của thị trường tiền tệ:

A. Tín phiếu kho bạc

B. Chấp nhận thanh toán của ngân hàng

C. Hợp đồng mua bán lại trái phiếu của chính phủ

D. Trái phiếu công ty

Câu 4: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định:

A. Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

B. Số lượng và giá cả hàng hóa, dịch vụ.

C. Chất lượng và mẫu mã hàng hóa, dịch vụ.

D. Lượng tiền và lượng hàng hoá, dịch vụ.

Câu 5: Quan hệ nào dưới đây không phải là quan hệ cơ bản của thị trường?

A. Quan hệ hàng hóa - tiền tệ.     

B. Quan hệ mua - bán.

C. Quan hệ cạnh tranh hợp tác.   

D. Quan hệ cung cầu.

Câu 6: Ở tỉnh T người nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng dưa xuất khẩu, vì loại sản phẩm này có giá cao trên thị trường. Trường hợp này, người nông dân đã căn cứ vào chức năng nào của thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng?

A. Chức năng thừa nhận sự phù hợp của hàng hoá với nhu cầu xã hội.

B. Chức năng khuyến khích tính năng động của chủ thể kinh tế.

C. Chức năng điều tiết hoạt động kinh tế của con người.

D. Chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng.

Câu 7: Em hãy sắp xếp các câu sau đây thành một bản tin dự báo về thị trường xe điện toàn cầu.

A. Các quốc gia trên thế giới đã thiết lập các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo công suất phù hợp với khả năng của mình.

B. Các nhà sản xuất đẩy mạnh tiến độ để cung cấp xe điện trên toàn thế giới.

C. Quy mô thị trường xe điện toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ khoảng 5 nghìn chiếc vào năm 2021 và đến khoảng 35 nghìn chiếc vào năm 2030.

D. Chính sách từ chính phủ hỗ trợ các phương tiện không phát thải khí nhà kính thông qua trợ cấp và giảm thuế.

E. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng đối với việc di chuyển bằng phương tiện phát khí thải thấp.

Trả lời:

E. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng đối với việc di chuyển bằng phương tiện phát khí thải thấp.

A. Các quốc gia trên thế giới đã thiết lập các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo công suất phù hợp với khả năng của mình.

D. Chính sách từ chính phủ hỗ trợ các phương tiện không phát thải khí nhà kính thông qua trợ cấp và giảm thuế.

B. Các nhà sản xuất đẩy mạnh tiến độ để cung cấp xe điện trên toàn thế giới.

C. Quy mô thị trường xe điện toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ khoảng 5 nghìn chiếc vào năm 2021 và đến khoảng 35 nghìn chiếc vào năm 2030.

Câu 8: Em hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

A. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.

B. Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường.

C. Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thoả mãn được nhu cầu.

D. Tiền là một yếu tố cơ bản của thị trường.

E. Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường.

Trả lời:

- Nhận định A đúng. Vì thị trường là nơi các chủ thể kinh tế gặp nhau để xác định số lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ khi mua và bán, đáp ứng nhu cầu của mỗi bên

- Nhận định B đúng. Vì: các yếu tố cơ bản của thị trường bao gồm: hàng hóa, tiền tệ, giá cả, người bán, người mua.

- Nhận định C sai. Vì: trong một số trường hợp, con người có thể thỏa mãn nhu cầu mà không cần đến thị trường. Ví dụ: con người tự gieo trồng lúa, trồng rau hoặc chăn nuôi gia súc để tự phục vụ nhu cầu của bản thân và gia đình.

- Nhận định D đúng. Vì: các yếu tố cơ bản của thị trường bao gồm: hàng hóa, tiền tệ, giá cả, người bán, người mua.

- Nhận định E sai. Vì: các quan hệ cơ bản của thị trường bao gồm: quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ mua - bán, quan hệ cung - cầu.

Câu 9: Em hãy cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai. Giải thích vì sao?

A. Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

B. Thị trường là môi trường quan trọng thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hóa.

C. Hình thức sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người mua là yếu tố quan trọng nhất để hàng hóa bán được trên thị trường.

D. Thị trường xác định số lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng bán, người mua sẵn sàng mua ở mỗi mức giá nhất định.

E. Thị trường luôn luôn tồn tại ở một địa điểm cụ thể, có thể quan sát được.

Trả lời: 

Câu đúng là: A, B, D

Câu sai là: C, E

Vì: 

C. Hình thức sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người mua không là yếu tố quan trọng nhất để hàng hóa bán được trên thị trường.

E. Thị trường không tồn tại ở một địa điểm cụ thể, không thể quan sát được.

Câu 10: Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn thì thị trường gia đình bao gồm:

A. Thị trường hối đoái, thị trường liên bang

B. Thị trường tiền tệ, thị trường vốn

C. Thị trường giao ngay, thị trường giao sau

D. Thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp


2. Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 3: Thị trường

Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 3: Thị trường

3. Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 3: Thị trường

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 3 ngắn nhất Cánh Diều

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 12/09/2022