logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 12 KNTT: Liên kết cộng hóa trị

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Sách mới Hóa 10 Bài 12 KNTT: Liên kết cộng hóa trị có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát Nội dung Sách mới Hóa học 10 Kết nối tri thức.

Bài 12: Liên kết cộng hóa trị - Hóa học 10 Kết nối tri thức
 


1. Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 12 Kết nối tri thức

Câu 1: Liên kết cộng hóa trị không cực được hình thành: 

A. Do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu

B. Từ một hay nhiều cặp electron dùng chung và cặp electron dùng chung này lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn

C. Giữa các kim loại điển hình và các phi kim điển hình

D. Từ một hay nhiều cặp electron dùng chung và cặp electron này nằm chính giữa đường nối tâm 2 hạt nhân

Câu 2: Liên kết hóa học trong phan tử HCl là: 

A. Liên kết ion

B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực

C. Liên kết cộng hóa trị phân cực

D. Liên kết cho nhận

Câu 3: Phân tử chất nào sau đây chỉ có các liên kết cộng hóa trị phân cực?

A. H2O

B. C2H6

C. N2

D. MgCl2

Câu 4: Số liên kết π và liên kết σ trong phân tử C2H

A. 1 và 5    

B. 2 và 5

C. 1 và 4

D. 2 và 4

Câu 5: Phân tử chất nào sau đây ít phân cực nhất?

A. HCl   

B. HF

C. HI

D. HBr

Câu 6: Liên kết cộng hóa trị được tạo thành bằng

A. Sự chuyển hẳn electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.

B. Sự góp chung cặp electron của hai nguyên tử.

C. Cặp electron dung chung giữa hai nguyên tử, nhưng cặp electron này chỉ do một nguyên tử cung cấp.

D. Sự tương tác giữa các nguyên tử và ion ở nút mạng tinh thể với dòng electron tự do.

Câu 7: Liên kết trong phân tử chất nào sau đây mang nhiều tính chất cộng hóa trị nhất?

A. KCl

B. AlCl3     

C. NaCl

D. MgCl2

Câu 8: Phân tử chất nào sau đây có liên kết cho – nhận?

A. H2O

B. NH3

C. H2O2

D. HNO3

Câu 9: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có liên kết π trong phân tử?

A. C2H4,  O2, N2, H2S

B. CH2, H2O, C2H4, C3H6

C. C2H4, C2H2, O2, N2

D. C3H8, CO2, SO2

Câu 10: Dãy nào sau đây gồm các chất mà phân tử đều không bị phân cực?

A. HBr, CO2, CH4

B. Cl2, CO2, C2H2

C. NH3, Br2, C2H4

D. HCl, C2H2, CH4

Câu 11: Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử?

A. Cl2, NaCl, HCl

B. HCl, Cl2, NaCl

C. NaCl, Cl2, HCl

D. Cl2, HCl, NaCl

Câu 12: Trong phân tử chlorine (Cl2), hai nguyên tử chlorine liên kết với nhau bằng cách

A. Mỗi nguyên tử chlorine góp 1 electron.

B. Mỗi nguyên tử chlorine góp 2 electron.

C. Mỗi nguyên tử chlorine góp 3 electron.

D. Một nguyên tử chlorine nhận 1 electron, một nguyên tử chlorine nhường 1 electron.

Câu 13: Cho biết độ âm điện của O là 3,44 và của Si là 1,9. Liên kết hình thành trong phân tử SiO2 là liên kết: 

A. Cộng hóa trị phân cực

B. Cho nhận

C. Cộng hóa trị không phân cực

D. Ion

Câu 14: Hợp chất nào dưới đây chứa đồng thời cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion?

A. MgO

B. H2SO4

C. Na2SO4

D. HCl

Câu 15: Nguyên tử phi kim có xu hướng

A. Nhường đi electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

B. Nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

C. Nhường đi hoặc nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

D. Nhường đi 1 electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất.

Câu 16: Liên kết cộng hóa trị được tạo thành

A. Giữa nguyên tử kim loại điển hình và nguyên tử phi kim điển hình.

B. Giữa hai nguyên tử bằng lực hút tĩnh điện.

C. Giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

D. Giữa nguyên tử kim loại và nguyên tử oxygen.

Câu 17: Cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp, liên kết giữa hai nguyên tử là

A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. Liên kết cộng hóa trị kiểu cho – nhận.

D. Liên kết ion.

Câu 18: Liên kết hóa học trong phân tử HCl được hình thành do: 

A. Sự xen phủ giữa obitan 1s của nguyên tử H và các obitan 3p có 3 electron độc thân của nguyên tử Cl

B. Lực hút tĩnh điện giữa ion H+ và ion Cl−

C. Sự xen phủ giữa obitan 1s của nguyên tử H và các obitan 3p của nguyên tử Cl

D. Sự xen phủ giữa obitan 1s của nguyên tử H và các obitan 3s của nguyên tử Cl

Câu 19: Khi cặp electron dùng chung chỉ do nguyên tử B đóng góp, nguyên tử B là nguyên tử cho electron, nguyên tử A là nguyên tử nhận electron. Kí hiệu là

A. A – B.

B. A = B.

C. A →→ B.

D. B →→ A.

Câu 20: Công thức cấu tạo của phân tử chlorine là

A. Cl–Cl.

B. Cl=Cl.

C. ClºCl.

D. Cl»Cl.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng với liên kết cộng hóa trị?

A. Liên kết cộng hóa trị là liên kết mà cặp electron dùng chung lệch về phía một nguyên tử.

B. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa các phi kim với nhau

C. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng những electron dùng chung

D. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành do sự dùng chung electron của hai nguyên tử khác nhau

Câu 22: Trong phân tử hydrogen chlorine (HCl), liên kết giữa hai nguyên tử hydrogen và chlorine là

A. Liên kết đơn.

B. Liên kết đôi.

C. Liên kết ba.

D. Liên kết ion.


2. Soạn Hóa 10 Bài 12 Kết nối tri thức

>>> Soạn Hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị


3. Lý thuyết Hóa 10 Bài 12 Kết nối tri thức

>>> Tóm tắt Lý thuyết Hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 19/09/2022