logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 14 KNTT: Ôn tập chương 3

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Sách mới Hóa 10 Bài 14 KNTT: Ôn tập chương 3 có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát Nội dung Hóa học 10 Kết nối tri thức.

Bài 14: Ôn tập chương 3 - Hóa học 10 Kết nối tri thức
 


1. Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 14 Kết nối tri thức

Câu 1: Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết trong các phân tử mà

A. Cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

B. Cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

C. Cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.

D. Cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.

Câu 2: Trong các liên kết: liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết cộng hóa trị phân cực và liên kết ion thì độ phân cực liên kết

A. Giảm dần.

B. Tăng dần.

C. Giống nhau.

D. Gần giống nhau

Câu 3: Liên kết đơn là liên kết

A. Có một cặp electron dùng chung.

B. Có hai cặp electron dùng chung.

C. Có ba cặp electron dùng chung.

D. Có bốn cặp electron dùng chung

Câu 4: Liên kết hóa học được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung là

A. Liên kết ion.

B. Liên kết cộng hóa trị.

C. Liên kết hydrogen.

D. Liên kết kim loại.

Câu 5: Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường có hiệu độ âm điện (|Dc|) trong khoảng nào sau đây?

A. |Dc| ≥ 1,7.

B. 0,4 ≤ |Dc| < 1,7.

C. 0 ≤ |Dc| < 0,4.

D. |Dc| ≥ 2,8.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Liên kết cộng hóa trị phân cực có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cho – nhận.

B. Liên kết ion có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cộng hóa trị phân cực.

C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị phân cực và liên kết ion.

D. Liên kết cộng hóa trị phân cực có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết ion.

Câu 7: Liên kết ba gồm

A. Ba liên kết s.

B. Hai liên kết s và một liên kết p.

C. Hai liên kết s và hai liên kết p.

D. Một liên kết s và hai liên kết p.

Câu 8: Cho biết c(Mg) = 1,31 và c(Cl) = 3,16. Dự đoán loại liên kết trong phân tử MgCl2.

A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. Liên kết ion.

D. Liên kết cho – nhận.

Câu 9: Cho các chất sau: N2, HCl, HF, O2, Cl2. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 10: Liên kết đơn là liên kết

A. Có một cặp electron dùng chung.

B. Có hai cặp electron dùng chung.

C. Có ba cặp electron dùng chung.

D. Có bốn cặp electron dùng chung.

Câu 11: Công thức cấu tạo của phân tử N2 là

A. N – N.

B. N=N.

C. N®N.

D. NºN.

Câu 12: Liên kết trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?

A. CO2.

B. O2.

C. KCl.

D. HCl.

Câu 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

A. Đều làm tăng nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy.

B. Đều làm giảm nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy.

C. Đều làm tăng nhiệt độ sôi và làm giảm nhiệt độ nóng chảy.

D. Đều làm giảm nhiệt độ sôi và làm tăng nhiệt độ nóng chảy.

Câu 14: Số liên kết s và liên kết p có trong phân tử C2H2 lần lượt là

A. 3 và 3.

B. 3 và 2.

C. 2 và 3.

D. 2 và 2.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sự lai hóa các ao là sự tổ hợp các AO ở các phân lớp khác nhau tạo thành các sự lai hóa giống nhau

B. Sự lai hóa các ao là sự tổ hợp các AO ở các phân lớp khác nhau tạo thành các sự lai hóa khác nhau

C. Sự lai hóa các ao là sự tổ hợp các AO hóa trị ở các lớp khác nhau tạo thành các AO lai hóa giống nhau

D. Sự lai hóa các ao là sự tổ hợp các AO  ở các lớp khác nhau tạo thành các AO lai hóa khác nhau

Câu 16: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phân tử CO2?

A. Liên kết giữa C và O là liên kết cộng hóa trị phân cực.

B. Phân tử CO2 có công thức cấu tạo là O=C=O.

C. Phân tử CO2 có cấu tạo thẳng.

D. Phân tử CO2 là phân tử phân cực.

Câu 16: Cho biết c(H) = 2,20 và c(Br) = 2,96. Dự đoán loại liên kết trong phân tử HBr.

A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. Liên kết ion.

D. Liên kết cho – nhận.

Câu 17: Trorg phân tử CS2, số cặp electron (lớp ngoài cùng) chưa tham gia liên kết là

A. 2

B. 3

C. 4     

D. 5

Câu 18: Hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị khi: 

A. Hai ion có điện tích trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện

B. Hai ion có điện tích trái dấu nhau tiến lại gần nhau tạo liên kết

C. Hai nguyên tử có độ âm điện khác nhau tiến lại gần nhau tạo liên kết

D. Mỗi nguyên tử góp chung electron để tạo ra cặp electron chung

Câu 19: Trong các phân tử sau, phân tử nào có nguyên tử trung tâm không có cấu hình electron bền của khí hiếm?

A. NCl3

B. H2S

C. CO2

D. PCl5

Câu 20: Lai hóa sp3 là sự tổ hợp: 

A. 3 AOs với 1 AOp

B. 1 AOs với 4 AOp

C. 1 AOs với 3AOp

D. 2 AOs với 2 AOp

Câu 21: Cho các chất: HBr, HI, HCl. Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong phân tử các chất này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là

A. HBr, HI, HCl

B. HI, HBr, HCl

C. HCl, HBr, HI

D. HI, HCl, HBr

Câu 22: Liên kết ion là loại liên hóa học, được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa: 

A. Cation và electron tự do

B. Electron chung và hạt nhân nguyên tử

C. Cation và anion

D. Các ion dương kim loại với các electron tự do

Câu 23: Khi hình thành liên kết trong phân tử Cl2 theo phương trình:

                           Cl + Cl → Cl2 thì hệ: 

A. Tỏa năng lượng

B. Không thay đổi năng lượng

C. Qua hai giai đoạn tỏa năng lượng rồi thu năng lượng

D. Thu năng lượng

Câu 24: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết

A. Cộng hóa trị không phân cực

B. Hidro

C. Ion

D. Cộng hóa trị phân cực

Câu 25: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong phân tử NH3, nguyên tử N còn một cặp (e) tự do

B. Phân tử NH3 có ba liên kết cộng hóa trị có cực

C. Trong phân tử NH3, nguyên tử N có một cặp (e) lớp ngoài cùng chưa tham gia liên kết

D. Phân tử NH3 có ba liên kết cộng hóa trị có cực


2. Soạn Hóa 10 Bài 14 Kết nối tri thức

>>> Soạn Hóa 10 Bài 14: Ôn tập chương 3


3. Lý thuyết Hóa 10 Bài 14 Kết nối tri thức

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 19/09/2022