logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 16 KNTT: Ôn tập chương 4

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Sách mới Hóa 10 Bài 16 KNTT: Ôn tập chương 4 có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát Nội dung Sách mới Hóa học 10 Kết nối tri thức.

Bài 16: Ôn tập chương 4 - Hóa học 10 Kết nối tri thức
 


1. Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 16 Kết nối tri thức

Câu 1: Cho các mệnh đề sau: 

Lưu huỳnh chỉ thể hiện tính khử

S2− trong hidro sunfua chỉ thể hiện tính khử

SO2 vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa

Trong phân tử H2SO4 thì nguyên tố S chỉ thể hiện tính oxi hóa

Số mệnh đề phát biểu đúng là: 

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 2: Trong các phản ứng hóa học, SO2 có thể là chất oxi hóa hoặc chất khử vì: 

A. SO2 là oxit của đa axit

B. SO2 là oxit axit

C. Lưu huỳnh trong SO2 đã đạt số oxi hóa cao nhất

D. Lưu huỳnh trong SO2 có số oxi hóa trung gian

Câu 3: Cho phản ứng hóa học sau: FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

Khi cân bằng phương trình phản ứng với hệ số các chất là các số nguyên tối giản, hệ số của O2 là

A. 4

B. 6

C. 9

D. 11

Câu 4: Cho phương trình ion thu gọn: Cu + 2Ag+→ Cu2+ + 2Ag.

Kết luận nào sau đây sai?

A. Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+

B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.

C. Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơnCu2+.

D. Cu bị oxi hóa bởi ion Ag+.

Câu 5: Khi cho Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, trong phản ứng này Cl2 đóng vai trò là: 

A. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa

B. Chất nhận (e)

C. Chất nhường (e)

D. Chất nhường (p)

Câu 6: Trong phản ứng nào sau đây, HCl đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. Fe + KNO3 + 4HCl → FeCl3+ KCl + NO + 2H2O

B. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2+ 2H2O

C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

D. NaOH + HCl → NaCl + H2O

Câu 7: Cho phản ứng : Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O.

Sau khi cân bằng phương trình hóa học của phản ứng, tỉ lệ các hệ số của HNO3 và NO là

A. 4    

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 8: Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo khí NO. Tổng hệ số các chất sản phẩm trong phương trình hóa học của phản ứng này (số nguyên, tối giản) là

A. 8

B. 9    

C. 12

D. 13

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng? 

Đồng kim loại (Cu) có thể tác dụng với: 

A. Dung dịch muối sắt (II) tạo thành muối đồng (II) và giải phóng sắt kim loại

B. Dung dịch muối sắt (III) tạo thành muối đồng (II) và muối sắt (II)

C. Dung dịch muối sắt (III) tạo thành muối đồng (II) và giải phóng sắt kim loại

D. Không thể tác dụng với muối sắt (III)

Câu 10: Nhận xét không đúng trong các nhận xét sau là: 

A. Trong phản ứng oxi hóa khử, sự oxi hóa và sự khử luôn diễn ra đồng thời

B. Nguyên tố ở mức oxi hóa trung gian, vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

C. Chất oxi hóa gặp chất khử đều có phản ứng hóa học xảy ra

D. Sự oxi hóa là quá trình nhường electron, sự khử là quá trình nhận electron

Câu 11: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Cô cạn X được m gam muối khan. Giá trị của m là: 

A. 49,09

B. 34,36

C. 35,5

D. 38,72

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là –2, của oxygen là +1, các kim loại điển hình có số oxi hóa âm.

B. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là +1, của oxygen là –2, các kim loại điển hình có số oxi hóa âm.

C. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là –2, của oxygen là +1, các kim loại điển hình có số oxi hóa dương.

D. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là +1, của oxygen là –2, các kim loại điển hình có số oxi hóa dương.

Câu 13: Số oxi hóa của P trong phân tử H3PO4 là

A. +5.

B. +3.

C. +2.

D. +1.

Câu 14: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 0,6 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng dư là

A. 14,7 gam

B. 9,8 gam

C. 58,8 gam

D. 29,4 gam

Câu 15: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất

A. Nhường electron.

B. Nhận electron.

C. Nhường proton.

D. Nhận proton.

Câu 16: Số oxi hóa của N trong phân tử KNO3 là

A.  –2.

B. +2.

C. +4.

D. +5.

Câu 17: Dấu hiệu để nhận biết phản ứng oxi hóa – khử là

A. Có sự thay đổi hóa trị của các nguyên tử.

B. Có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.

C. Không có sự thay đổi hóa trị của các nguyên tử.

D. Không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.

Câu 18: Trong hợp chất, số oxi hóa thường gặp của kim loại kiềm thổ là

A. +1.

B. +2.

C. –2.

D. +3.

Câu 19: Trong phản ứng hóa học: 2K + 2H2O →→ 2KOH + H2, chất oxi hóa là

A. H2O.

B. KOH.

C. K.

D. H2.

Câu 20: Cho nước Cl2 vào dung dịch NaI xảy ra phản ứng hóa học:

Cl2 + 2NaI →→ 2NaCl + I2

Trong phản ứng hóa học trên, xảy ra quá trình oxi hóa chất nào?

A. Cl2.

B. NaI.

C. NaCl.

D. I2.


2. Soạn Hóa 10 Bài 16 Kết nối tri thức

>>> Soạn Hóa 10 Bài 16: Ôn tập chương 4


3. Lý thuyết Hóa 10 Bài 16 Kết nối tri thức

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 19/09/2022
/* */ /* */
/*
*/