logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 19 KNTT: Tốc độ phản ứng

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Sách mới Hóa 10 Bài 19 KNTT: Tốc độ phản ứng có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát Nội dung Sách mới Hóa học 10 Kết nối tri thức.

Bài 19: Tốc độ phản ứng - Hóa học 10 Kết nối tri thức
 


1. Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 19 Kết nối tri thức

Câu 1: Cho m gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 dư, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,75. Giá trị của m là

A. 15,3     

B. 8,1

C. 9,0

D. 10,8

Câu 2: Các phản ứng khác nhau thì

A. Tốc độ phản ứng khác nhau.

B. Tốc độ phản ứng vẫn giống nhau.

C. Tốc độ phản ứng khác nhau không đáng kể.

D. Tốc độ phản ứng chỉ khác nhau khi có chất khí tham gia.

Câu 3: Phản ứng phân hủy H2O2:

H2O→ H2O + 1/2O2.

Kết quả thí nghiệm đo nồng độ H2O2 tại các thời điểm khác nhau được trình bày dưới bảng sau:

Tốc độ phản ứng (h) 0 3 6 9 12
Nồng độ H2O2 (mol/L) 1,000 0,707 0,500 0,354 0,250

Tính tốc độ phản ứng theo nồng độ H2O2 trong khoảng thời gian từ 3 giờ đến 6 giờ.

A. 0,098 mol/(L.h).

B. 0,086 mol/(L.h).

C. 0,072 mol/(L.h).

D. 0,069 mol/(L.h).

Câu 4: Tốc độ phản ứng được xác định như thế nào?

A. Tốc độ phản ứng chỉ được xác định bằng sự thay đổi chất đầu.

B. Tốc độ phản ứng chỉ được xác định bằng sự thay đổi chất sản phẩm.

C. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi thể tích của các chất khí.

D. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

Câu 5: Hằng số tốc độ phản ứng k

A. Phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ chất phản ứng.

B. Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

C. Chỉ phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng.

D. Phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng.

Câu 6: Việc thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng không có chất lỏng tham gia.

B. Phản ứng không có chất rắn tham gia.

C. Phản ứng không có chất khí tham gia.

D. Phản ứng trung hòa.

Câu 7: Khi nồng độ chất phản ứng tăng lên thì

A. Tốc độ phản ứng không thay đổi.

B. Tốc độ phản ứng giảm đi.

C. Tốc độ phản ứng tăng lên.

D. Tốc độ phản ứng giảm sau đó tăng lên.

Câu 8: Xét phản ứng của acetone và iodine: CH3COCH3 + I2→ CH3COCH2I + HI.

Phản ứng có hệ số nhiệt g trong khoảng từ 30oC đến 50oC là 2,5. Ở 35oC, phản ứng có tốc độ là 0,036 mol/(L.h). Tính tốc độ phản ứng ở 45oC.

A. 0,12 mol/(L.h).

B. 0,09 mol/(L.h).

C. 0,06 mol/(L.h).

D. 0,08 mol/(L.h).

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tăng áp suất hỗn hợp khí sẽ làm tốc độ phản ứng tăng.

B. Tăng áp suất hỗn hợp khí sẽ làm tốc độ phản ứng giảm.

C. Tăng áp suất hỗn hợp khí không làm thay đổi tốc độ phản ứng.

D. Tăng hay giảm áp suất hỗn hợp khí không làm thay đổi tốc độ phản ứng.

Câu 10: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về chất xúc tác?

A. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

B. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

C. Chất xúc tác làm giảm tốc độ phản ứng, bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

D. Chất xúc tác làm giảm tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

Câu 11: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Cũng cho m gam hỗn hợp X trên vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thoát ra 20,16 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là

A. 41,6    

B. 54,4

C. 48,0

D. 46,4

Câu 12: Trong hàn xì, để phản ứng đốt cháy acetylene xảy ra nhanh và cho nhiệt độ cao hơn, người ta dùng

A. Oxygen trong không khí.

B. Oxygen nguyên chất.

C. Hỗn hợp khí oxygen và khí nitrogen.

D. Hỗn hợp khí oxygen và carbon dioxide.

Câu 13: Cho các yếu tố sau: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác. Có bao nhiêu yếu tố làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 14: Tiến hành thí nghiệm:

- Cho cùng một lượng (khoảng 2 g) đá vôi dạng viên vào bình tam giác (1) và đá vôi đập nhỏ vào bình tam giác (2).

- Rót 20 ml dung dịch HCl 0,5M vào mỗi bình.

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Không so sánh được tốc độ thoát khí ở cả 2 bình.

B. Phản ứng trong cả 2 bình có tốc độ thoát khí như nhau.

C. Phản ứng trong bình (2) có tốc độ thoát khí nhanh hơn.

D. Phản ứng trong bình (1) có tốc độ thoát khí nhanh hơn.

Câu 15: Hòa tan 0,9 gam một kim loại M (hóa trị không đổi) vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,28 lít (đktc) khí N2O duy nhất. Kim loại M là

A. Mg

B. Zn

C. Al     

D. Ag


2. Soạn Hóa 10 Bài 19 Kết nối tri thức

>>> Soạn Hóa 10 Bài 19: Tốc độ phản ứng


3. Lý thuyết Hóa 10 Bài 19 Kết nối tri thức

>>> Tóm tắt Lý thuyết Hóa 10 Bài 19: Tốc độ phản ứng

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 19/09/2022