logo

Qua câu chuyện "Lời nói có phép lạ" em rút ra được bài học gì?

"Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Thực vậy, lời nói luôn là thứ thể hiện rõ nhất cho tính cách của một người, đặc biệt là trong câu chuyện lời nói có phép lạ. Vậy, Qua câu chuyện "Lời nói có phép lạ" em rút ra được bài học gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu bài học ý nghĩa này nhé! 

Qua câu chuyện "Lời nói có phép lạ" em rút ra được bài học gì?


Mục lục nội dung

Bài học số 1

      Lời nói luôn chứa sức mạnh to lớn trong quá trình giao tiếp. Nếu như ta sử dụng lời hay ý đẹp, ngôn từ nhẹ nhàng dễ nghe, ta sẽ đạt được sự yêu quý trong cuộc sống. Ngược lại, nếu giống như cậu bé trong câu chuyện “ Lời nói có phép lạ”, ngược lại ta sẽ chẳng được mọi người thương yêu. 

Cậu bé ấy ban đầu là một người không được một ai trong gia đình yêu mến. Cậu đòi bỏ nhà ra đi, bởi những lí do nghe hết sức thực tế: 

"Ông bảo là cả nhà họ ghét cháu thì cháu chịu làm sao được? Con em cháu, cháu quát lên mà nó cũng không cho cháu mượn cái bút chì. Bà nội cháu dọn cơm, cháu sà vào giật mẩu bánh mì thì bị xô ra. Anh cháu mới mua cái xe đạp, cháu vừa nhảy tót lên sau xe thì anh ấy phát vào mông cháu. Sao họ lại cùng nhau ghét cháu như vậy?"

Ông lão sau khi nghe xong đã hiểu rõ lý do. Rõ ràng, hành vi trước đây của cậu bé không hề đúng đắn. Những hành động như quát em để được cho mượn bút, hay giật mẩu bánh mì của bà ngoại mà không hỏi một câu, thậm chí chưa xin phép đã tự ý nhảy tót lên đằng sau xe anh trai… Hành động ấy cho thấy sự thiếu giáo dục, tạo sự khó chịu cho mọi người. 

Ông đã dạy cho cậu bé một bài học rất lớn, đó là bài học về việc phải biết tôn trọng chính mình và mọi người xung quanh. Bài học ấy răn dạy về việc cần để ý thái độ, cũng như trau chuốt uốn nắn lời nói trong mọi trường hợp, bất kể người đối diện là ai, ở trong hoàn cảnh nào. 

Rõ ràng, khi có sự uốn nắn chỉ bảo và biết tiếp thu, con người ta sẽ tiến bộ hơn về mọi mặt. Cậu bé trong câu chuyện “ Lời nói có phép lạ” là một minh chứng, khi cậu biết cách ăn nói lịch sự đàng hoàng, ai cũng sẵn sàng cho cậu mượn đồ hay ôm cậu vào lòng, san sẻ tình thương hết mực với cậu. 

Vậy nên, lời nói chẳng mất tiền mua. Trong cuộc sống, ta phải biết ăn nói lịch sự gãy góc, đó là minh chứng cho việc tôn trọng chính bản thân mình, cũng như tôn trọng người đối diện. Một lời nói có thể thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận từ người đối diện với chúng ta. Khi ta biết nói năng lịch sự trân trọng, cả xã hội cũng trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày. 

Qua câu chuyện "Lời nói có phép lạ" em rút ra được bài học gì?

Bài học số 2

      Câu chuyện về Sức mạnh của một lời nói lịch thiệp chân thành trong câu chuyện “ Lời nói có phép lạ “ để lại cho ta nhiều bài học suy ngẫm trong cuộc sống. 

Trước hết, đó là việc sống phải biết yêu thương kính trọng mọi người. Đó không phải là những việc làm như “ giật đồ chơi của em “, “ tự ý ngồi lên sau xe chưa xin phép “ hay thậm chí là “ giật mẩu bánh từ mâm cơm của bà ngoại”. Ngược lại, sống biết kính trọng tới từ việc cần lựa lời để nói sao cho không mích lòng mọi người. Muốn mượn phải biết hỏi, muốn chơi cùng phải đợi người ta đồng ý, cũng như muốn ăn phải xin bà của mình đàng hoàng. 

Sẽ chẳng ai nỡ từ chối một người biết ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự, dễ nghe. Và sự thực đã chứng minh, khi cậu bé biết sửa đổi về lời ăn tiếng nói, mọi người cũng theo đó mà đối xử với cậu bé hết mực yêu thương. Em gái sẵn sàng cho anh mượn bất kì cái bút nào anh thích, bà còn ôm cậu bé vào lòng nhẹ nhàng vỗ về - thay vì xô cháu ra như trước đó; anh của cậu thì vui vẻ đồng ý cho cậu chơi cùng. 

Vậy nên, sống ở đời ta cần phải biết tôn trọng, lịch sự với mọi người xung quanh, Không chỉ bằng lời nói, mà còn phải bằng hành động. "Hay thật ! Câu thần chú của cụ già linh nghiệm thực. Chắc cụ ấy là tiên xuống giúp mình". Thực ra, chẳng có ông tiên nào ở đây hết, cũng chẳng có phép lạ nào ở đây cả. Chính việc cậu bé ăn nói nhẹ nhàng dễ nghe, đã tự tác động tới cách mọi người xung quanh đối xử với cậu. 

Tiếp dó, ta cần rèn luyện cho mình cả phẩm chất đạo đức, phép lịch sự tối thiểu song hành cùng uốn nắn cho gãy gọn lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nếu làm được những điều ấy, không chỉ được chính gia đình mình thương yêu che chở, ta còn được xã hội yêu quý. Một người biết sống có phép tắc, quy củ, ăn nói dễ nghe sẽ tạo hiệu ứng tích cực cho toàn xã hội. Đó là một xã hội con người ta biết tôn trọng, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. 

--------------------------------------------

Hy vọng với hai đoạn mẫu trên đây, Toploigiai đã giúp bạn làm sáng tỏ việc Qua câu chuyện “ lời nói có phép lạ “ em rút ra được bài học gì? Đó là bài học về cách đối nhân xử thế, cách ăn nói lịch sự nhẹ nhàng. 

icon-date
Xuất bản : 24/03/2023 - Cập nhật : 13/07/2023

Tham khảo các bài học khác